Nền nông nghiệp Việt Nam hiện được đánh giá là phát triển khá toàn diện và có xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng hóa số lượng lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng tăng cao, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện đời sống người dân… Song song đó, thị trường nông sản cũng từng bước “chuyển mình”, khẳng định vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đơn cử tại các nước như: Mỹ, Nhật Bản, khối Liên minh châu Âu EU…
Ngày 25/11/2022, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APFITA 2022) với chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông minh cho một nền nông nghiệp bền vững”.
Dữ liệu thống kê bài báo các năm : 2022 theo nguồn từ Phòng KHCN&HTPT.
Canh tác cam bền vững được xem là một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy phần lớn các hộ trồng cam đều sử dụng nguồn nước mặt hoặc kết hợp nước mặt và nước ngầm để tưới cam bằng phương thức tưới tràn dí gốc. Từ đó, mô hình tưới nước hợp lý bằng phương thức tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc cây kết hợp châm phân tự động đã được đề xuất nhằm áp dụng tại vùng trồng cam tập trung của Hưng Yên.
Kiểm định nguồn gốc dược liệu đang được coi là một vấn đề nóng hiện nay. Trên thế giới, các nhà khoa học đang rất nỗ lực trong việc kiểm định các giống sâm nhằm phân loại một cách chính xác, thuận tiện và nhanh chóng nguồn gốc của chúng. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu giám định các loài sâm phổ biến trên thế giới, các tác giả đã đề xuất quy trình kỹ thuật đạt chuẩn quốc tế cho việc giám định sâm Ngọc Linh ở Việt Nam. Đây là những bước đi rất có ý nghĩa nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh của nước ta trên thị trường trong nước và quốc tế.
TPO - Nhóm sinh viên Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc chitosan và thử nghiệm hoạt tính in-vitro với vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên cây lúa”.
Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đang ngày thể hiện ưu thế vượt trội so với nông nghiệp truyền thống. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các phần mềm hỗ trợ nông nghiệp gần đây đã mang đến những giải pháp toàn diện cho tất cả các khâu, từ chế biến giống, quản lý sản xuất, xuất khẩu..., được nhận định sẽ là xu hướng của ngành nông nghiệp trong tương lai.
Vấn đề an toàn thực phẩm luôn là sự quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng mỗi khi lựa chọn nguồn thực phẩm, đặc biệt là những người nội trợ trước mỗi bữa ăn hàng ngày. Do đó mọi người ngày càng có xu hướng chuyển sang tự trồng các loại rau, củ, thảo mộc tại nhà phục vụ trực tiếp cho nhu cầu ăn uống của gia đình.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường quy mô các trang trại chăn nuôi bò sữa ngày càng được mở rộng. Một trang tại lớn hàng chục hay hàng trăm hecta đòi hỏi nhiều nhân công, việc quản lý giám sát công nhân cũng là một vấn đề phức tạp.
Ngày 22/01, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn và Tổng Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) Ruben Echeverria đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Trong đó, Trường Đại học Công nghệ cũng thực hiện ký kết hợp tác với Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập