Canh tác cam bền vững được xem là một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy phần lớn các hộ trồng cam đều sử dụng nguồn nước mặt hoặc kết hợp nước mặt và nước ngầm để tưới cam bằng phương thức tưới tràn dí gốc. Từ đó, mô hình tưới nước hợp lý bằng phương thức tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc cây kết hợp châm phân tự động đã được đề xuất nhằm áp dụng tại vùng trồng cam tập trung của Hưng Yên.
1. Đặt vấn đề
Cam là một trong những loại quả chất lượng cao chủ lực của tỉnh Hưng Yên. Phát triển sản xuất cam Hưng Yên theo chuỗi giá trị và tập trung là một trong những định hướng chính, hòa chung với định hướng phát triển cây ăn quả của tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, 2017). Cụ thể, cam Hưng Yên đã có mặt tại 8/10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, phân bố thành 70 vùng sản xuất tập trung (tổng diện tích hơn 1.800 ha), với sản lượng đạt trên 32.000 tấn quả/năm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, 2020). Thông thường, chu trình phát triển của cây cam Hưng Yên chia làm ba giai đoạn, kiến thiết (từ 1 - 3 năm từ khi trồng), kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi và có thể kéo dài 10 - 15 năm) và già cỗi (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, 2019). Vì vậy, trong quá trình canh tác cây cam, chế độ tưới nước và bón phân luôn được chú trọng trong thời kỳ kinh doanh để mang lại tối đa hiệu quả.
Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, đòi hỏi giải quyết bài toán về sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp ngày càng được quan tâm. Để đối phó với sự giảm sút nguồn nước tưới, các kỹ thuật tưới phun mưa và nhỏ giọt đã được nghiên cứu và áp dụng thành công đối với cây trồng cạn, từ đó thay thế cho các phương pháp tưới tay truyền thống (FAO, 2017). Một số mô hình tưới tiết kiệm đã được áp dụng cho cây cam thời kỳ kinh doanh ở một số địa phương như Cao Phong (Hòa Bình) (Đặng Minh Tuyến, 2012), Phủ Quỳ (Nghệ An) (Võ Văn Sỹ, 2016), cho thấy hiệu quả trong quản lý nước, giải phóng công lao động, giảm yếu tố đầu vào nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng quả cam so với phương pháp tưới dí gốc truyền thống. Đặc biệt, tưới hợp lý kết hợp bón phân là giải pháp không chỉ giúp tiết kiệm nước và phân bón mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, quản lý rủi ro, sâu bệnh và hạn hán, từ đó nâng cao giá trị cây trồng (Nguyễn Gia Vượng và Phạm Thị Phương Thảo, 2020). Tuy nhiên, chưa có ghi nhận nào về áp dụng kỹ thuật canh tác này trên các mô hình cam Hưng Yên.
2.1. Điều tra thực trạng nguồn nước tưới của các hộ trồng cam ở tỉnh Hưng Yên
Tại thời điểm điều tra diễn ra trong mùa mưa, nguồn nước tưới cho cây cam không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, do đặc thù trong tỉnh có nhiều khu công nghiệp, hệ thống nước mặt được cung cấp phần lớn bởi các kênh/sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt về mùa cạn. Nước tại hệ thống thủy nông này có lúc chỉ tiêu COD vượt quy chuẩn cho phép trên 5 lần; chỉ tiêu Coliform vượt quy chuẩn cho phép gần 4 lần. Ngoài ra, một số mẫu nước còn phát hiện sự có mặt của các kim loại nặng như Chì, Asen,... Nước bị ô nhiễm cao nhất vào tháng 2 - 3, là giai đoạn bón phân cho thời kỳ ra hoa, dưỡng quả non của cây cam (Vũ Thị Thanh Hương, 2018). Kết quả điều tra cho thấy, người trồng cam sử dụng nguồn nước ngầm để tưới khi nguồn nước mặt không đủ hoặc bị ô nhiễm. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên (2019), dự báo tổng trữ lượng nước ngầm khai thác có thể đạt ở mức trên 400.000 m3/ngày đêm (đến năm 2020) và 500.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), thấp hơn 50% so với tổng trữ lượng có thể khai thác, nhưng cục bộ tại một số địa phương xuất hiện hiện tượng suy giảm quá mức nguồn nước ngầm. Theo kết quả quan trắc thường niên của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trong năm 2019 có tỷ lệ số điểm quan trắc ô nhiễm vượt quy chuẩn Việt Nam cao nhất từ trước đến nay (12/15 vị trí quan trắc, tăng 8% so với năm 2018). Trong nghiên cứu trước đây, thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm ngày càng tăng được ghi nhận có ảnh hưởng lớn đến nguồn cấp nước canh tác của tỉnh trong tương lai (Vũ Thị Thanh Hương, 2019).
2.2. Điều tra tập quán tưới cho cây cam thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Hưng Yên
Điều tra tập quán tưới cho thấy các hộ trồng cam thiết lập một số hệ thống tưới gồm tưới cầm tay (tưới dí gốc) và tưới phun mưa, trong khi không ghi nhận sự áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới kết hợp với châm phân trên các mô hình trồng cam Hưng Yên. Trong đó, hình thức tưới, chu kỳ tưới và lượng nước tưới của các hộ phụ thuộc vào kinh nghiệm, nhân lực, nguồn nước tưới, mức đầu tư và tính chất đất. Phương thức tưới tràn dí gốc bằng vòi cầm tay được ghi nhận rất phổ biến ở Hưng Yên với nguồn nước được bơm hút trực tiếp từ kênh, mương, ao, hồ. Đây là biện pháp tưới mặc dù đơn giản, đầu tư không nhiều, có thể kết hợp được tưới gốc và rửa lá, quả nhưng tốn nước, gây xói gốc, làm trôi phân bón, không kết hợp được với các biện pháp bón phân đồng bộ, đặc biệt không phù hợp vào mùa cạn.
Phương thức tưới phun mưa xuất hiện ở các hộ trồng cam ở Hưng Yên với hai hình thức, tưới phun mưa trên cao và phun mưa tại gốc. Hình thức phun mưa trên cao khó áp dụng vào thời kỳ cam ra hoa do có thể làm ướt phấn hoa, giảm tỉ lệ thụ phấn và khó kết hợp đồng thời với bón phân. Phương thức tưới phun mưa trên cao phụ thuộc vào tốc độ gió, gây thất thoát nước do cây cam trong thời kỳ kinh doanh có tán rộng nên nước khó tiếp cận vào vùng rễ quanh gốc cây, nhất là ở những hộ có mật độ trồng cam cao có hiện tượng tán chùm tán. Ở Hưng Yên, tỉ lệ các hộ sử dụng phương thức tưới phun mưa rất thấp do phần lớn các hộ trồng cam theo kinh nghiệm và chưa tiếp cận được với các công nghệ tưới hợp lý khác.
2.3. Điều tra tập quán bón phân cho cây cam trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Hưng Yên
Thời kỳ bón phân cho cây cam kinh doanh được chia làm 4 đợt: (1) Sau thu hoạch 15 - 20 ngày, sau khi hoàn thành việc cắt tỉa và vệ sinh vườn, bón 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% lân supe + 50% đạm urê; (2) Bón thúc cành xuân và đón hoa (tháng 1 - tháng 2), bón 30% đạm urê + 40% kali clorua; (3) Bón thúc quả (tháng 5 – tháng 6), bón 20% đạm urê + 30% kali clorua; (4) Bón thúc cành thu và tăng trọng lượng quả (tháng 8 - tháng 9), bón 30% kali clorua. Đợt (1) bón bằng cách cuốc một rãnh rộng khoảng 30cm từ mép tán vào trong, sâu 10cm - 20 cm, phân trộn đều với nhau và rắc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón kết hợp với làm cỏ, tưới nước và phủ lại gốc). Các đợt sau hòa nước tưới xung quanh hình chiếu tán cây. Bên cạnh đó, định kỳ bón bổ sung phân trung và vi lượng cho như Bo, Mn, Zn, Fe, Mg, Ca, S,…bằng cách phun qua lá hoặc tưới gốc trong trường hợp bón ít phân chuồng. Ở thời kỳ sau đậu quả 1-2 tuần tiến hành phun các chất điều tiết sinh trưởng kết hợp với các chất dinh dưỡng bổ sung và vi lượng để để tăng tỉ lệ đậu quả, phát triển quả và làm đẹp mã quả.
Tuy nhiên, theo điều tra thực tế từ các hộ dân, số đợt bón phân nhiều nhất là 7 đợt/năm, liều lượng bón tùy theo kinh nghiệm của từng hộ trồng cam nhưng các hộ trồng cam thường có sự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Vào tháng 12 khi cây chuẩn bị ra hoa thường bón phân lân, phân đạm, phân chuồng và phân vi sinh nhưng chủ yếu là bón phân chuồng, phân vi sinh để giúp cây phục hồi. Những đợt bón tiếp theo sử dụng phân bón NPK gồm NPK 13-13-13, NPK 15-15-15, NPK 20-20-16, NPK 16-16-16, NPK 5-10-19 và NPK 10-10-20. Theo đó, bón phân được thực hiện bằng cách rải phân quanh tán hoặc cuốc rãnh sâu quanh gốc, cho phân vào và lấp đất lên. Theo kinh nghiệm của người dân, với cách rải phân quanh tán, phân có thể phủ kín bề mặt bộ rễ tơ nhưng lại dễ bị thất thoát qua bốc hơi, qua tưới tràn dí gốc. Còn với cách bón phân cuốc rãnh không bao phủ được hết rễ tơ, cây có thể sử dụng phân bón dần nên không thúc cho cây phát triển nhanh được. Ở cả hai hình thức này, lượng phân bón đều dễ bị rửa trôi nếu áp dụng phương thức tưới tràn dí gốc nên hiệu quả bón phân bị giảm sút, đồng thời đòi hỏi nhân công bón phân rất lớn.
2.4. Đề xuất mô hình tưới nước hợp lý kết hợp châm phân tại tỉnh Hưng Yên
Tưới nhỏ giọt là một dạng cơ bản của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Đây là hình thức đưa nước trực tiếp đến vùng gốc cây trồng dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt (được cấp bởi hệ thống đường ống dẫn nước áp lực). Xu hướng lắp thiết bị tưới nhỏ giọt cho các vùng trồng cam ở địa thế cao, đồi núi như Tuyên Quang, Hòa Bình đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây vì đây là hình thức phù hợp với những vùng có tình trạng khan hiếm nước (Tổng cục Thủy lợi, 2013).
Tại tỉnh Hưng Yên, hiện nay nguồn nước vẫn dồi dào nên phương thức tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt vẫn chưa được triển khai như một số địa phương trồng cam khác trên cả nước. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra nguồn nước tưới và nguy cơ nguồn nước mặt và nước ngầm bị giảm sút cũng như tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng có thể khiến cho nguồn tưới của tỉnh trong tương lai bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, áp dụng phương thức tưới tiết kiệm, hợp lý cho các mô hình trồng cam trong tỉnh là giải pháp mang lại nhiều lợi ích và có thể kết hợp đồng thời với bón phân nhờ hệ thống châm phân tự động.
Qua quá trình điều tra thực tế, mật độ trồng cây cam tại Hưng Yên cao hơn rất nhiều so với hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên (theo hướng dẫn, mật độ trồng khoảng 600 - 620 cây/ha, thực tế trồng với mật độ 820 - 1200 cây/ha). Đến nay, khi cây cam đang ở trong thời kỳ kinh doanh được vài năm, việc bố trí mật độ trồng cam quá cao đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh rễ và tán chùm tán của những cây liền kề nhau. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phân bố nước tưới và phân bón, dẫn đến ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của các cây liền kề, kể cả khi áp dụng phương thức tưới phun mưa. Các hộ trồng cam đều tồn tại hình thức trồng trên luống cao, mô hoặc đào hố sau đó đắp đất cao lên thành mô, tránh cho rễ bị ngập úng. Nguyên nhân là do địa hình và tính chất đất của từng địa phương. Với hình thức trồng như vậy dễ dàng hơn cho việc thiết lập mô hình tưới nhỏ giọt quấn gốc kết hợp châm phân.
Trong hệ thống đề xuất, nguồn nước có thể sử dụng nước mặt và nước ngầm. Hệ thống thiết bị tưới mặt ruộng bao gồm hệ thống dây tưới và vòi tưới nhỏ giọt. Với hình thức tưới nhỏ giọt quấn gốc, mỗi hàng cam có một dây PE (polyethylene) dẫn nước từ hệ thống ống dẫn PVC (polyvinylchloride) đến các gốc cây, tại mỗi gốc quấn 3 - 5 m dây tưới nhỏ giọt, trên dây tưới cứ khoảng 0,2 - 0,3 m có một đầu tưới nhỏ giọt công suất 1,5 - 2 lít/giờ. Bộ điều khiển trung tâm là nơi xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến chất lượng nước và châm phân trước khi được đưa đến mặt ruộng, bao gồm bầu lọc, van xả khí, đồng hồ đo nước, đồng hồ đo áp lực, bộ châm phân Ventury, bình chứa phân hòa tan. Hệ thống này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm nước tối đa và quản trị dinh dưỡng tốt, tự động hóa việc tưới và bón phân; đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác (phần có bộ rễ cây trồng), tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, hấp thu khoáng chất và quang hợp cho cây trồng; cung cấp nước một cách đều đặn; khắc phục được hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất và phân bón trên đồng ruộng; giảm nhân công lao động; thích hợp với nhiều loại hình canh tác; khi vận hành không phụ thuộc vào vận tốc gió như hình thức tưới phun mưa (Tổng Cục Thủy lợi, 2013).
Tuy nhiên, hệ thống tưới này cũng có nhược điểm như chi phí đầu tư cao (đầu tư thiết bị lọc nước, tưới và châm phân); yêu cầu nguồn nước có chất lượng nước tốt, đặc biệt hàm lượng chất lơ lửng thấp; người vận hành phải được đào tạo; sử dụng các loại phân phù hợp.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập