4,5 năm không chỉ là quãng thời gian gắn bó với sách vở, phòng thí nghiệm và những buổi học căng thẳng. Đó còn là hành trình của những ước mơ được ươm mầm, của sự trưởng thành từng ngày. Từ những bước chân rụt rè vào cổng trường Đại học Công nghệ, hôm nay, các bạn đã tự tin bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp - cột mốc quan trọng đầu tiên trên hành trình sự nghiệp. Những giọt mồ hôi, những đêm không ngủ bên bàn làm việc, giờ đây đã kết tinh thành những kết quả đầy tự hào.
Hôm nay, tại hội trường lớn của Trường Đại học Công nghệ, những tấm bằng kỹ sư Công nghệ Nông nghiệp đã được trao tận tay các tân kỹ sư K65 G-AT. Đây không chỉ là thành quả của những năm tháng học tập, mà còn là dấu mốc đánh dấu hành trình trưởng thành, vượt qua bao khó khăn và thử thách.
Nguyễn Thị Loan, sinh viên lớp K65G-AT, mã số sinh viên 20020538, vừa xuất sắc giành danh hiệu Thủ khoa ngành Công nghệ Nông nghiệp sau 4,5 năm học tập tại Trường Đại học Công nghệ. Với GPA toàn khóa 3.68 và điểm rèn luyện đạt mức xuất sắc, Loan đã chinh phục mọi thử thách trên con đường học tập, trở thành niềm tự hào lớn lao của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Sinh viên K68G-AT của Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã xuất sắc hoàn thành chương trình internship tại Đại học Quốc gia Khoa học và Công nghệ Pingtung (Đài Loan - Trung Quốc). Trong kỳ học trao đổi này, các bạn đã không chỉ được tiếp cận với các kiến thức tiên tiến về công nghệ sinh học, mà còn nâng cao kỹ năng mềm, thích ứng nhanh chóng với môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế.
🎯 Sáng 30.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, trong không khí phấn khởi trước thềm năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt đại biểu trí thức, khoa học có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Năm 2024, Khoa Công nghệ Nông nghiệp tại trường Đại học Công nghệ đã ghi dấu ấn với những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Khoa học Sự sống. Theo thống kê từ Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có hơn 1.900 công trình công bố quốc tế được chỉ mục bởi Scopus và Web of Science, tăng gần 200 công trình so với năm 2023. Trong thành công chung này, trường Đại học Công nghệ là đơn vị có mức tăng trưởng ấn tượng với gần 60 công trình.
Giải đấu bóng đá K69 Hòa Lạc - Hola Championship, do Đoàn trường và Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ tổ chức, đã mang đến cơ hội giao lưu, học hỏi đầy thú vị giữa các lớp K69 tại Hòa Lạc.
Phùng Trường Trinh (SN 2003) - sinh viên năm cuối Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã sở hữu một số công bố quốc tế cùng sáng chế về hệ thống lên men tự động.
Chiều 27.12, Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức diễn đàn "Người trẻ và trách nhiệm với đất nước". Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc trong cả nước.
Hôm nay, 03/02/2025 (Mùng 06 Tết Ất Tỵ), trong không khí hân hoan của mùa xuân mới, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân đầy ý nghĩa với sự có mặt của toàn thể cán bộ, giảng viên, cựu giáo chức và giảng viên kiêm nhiệm.
Hãy tưởng tượng một ngày, cây trồng trên đồng ruộng có thể nói với bạn: “Tôi đang bị sâu bệnh tấn công!” hay “Tôi cần thêm dưỡng chất!”. Nghe thật tương lai, phải không? Nhưng đó chính là điều mà InnerPlant Inc. – một startup tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp – đã biến thành hiện thực.
Nhân dịp đầu năm mới, Khoa Công Nghệ Nông Nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã tổ chức buổi Year-End Party (YEP) ấm áp và tràn đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là khoảnh khắc để chúng ta cùng nhau nhìn lại một năm đầy nỗ lực và thành tựu, mà còn là dịp tri ân sâu sắc đến các Thầy/Cô – những người đã miệt mài cống hiến trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Những cấu trúc 3D phức tạp của protein không chỉ giúp giải mã các cơ chế sinh học mà còn là công cụ đột phá để hiểu sâu hơn về lịch sử tiến hóa sự sống trên Trái Đất. Một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Communications đã cho thấy cách các nhà khoa học sử dụng dữ liệu cấu trúc protein để xây dựng cây tiến hóa chính xác hơn, khắc phục hạn chế của các phương pháp truyền thống.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập