Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
FoodMap là nền tảng chuyên kết nối giữa nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng. FoodMap vận hành trên nền tảng hợp tác với nông dân từ khâu đầu tiên, để có được nguồn nông sản thực sự sạch, sau đó là quảng bá và phân phối để nông dân có một tương lai tốt hơn, đầu ra tốt hơn, giá trị nông sản cao hơn. Theo anh Phạm Ngọc Anh Tùng (sáng lập FoodMap) chia sẻ rằng đằng sau mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện đầy ý nghĩa. Nền tảng FoodMap giúp người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản Việt. Người dùng hiểu được giá trị nông sản thì nông nghiệp mới có được bệ phóng vững chắc để sản xuất và phát triển xa hơn.
Theo dõi FoodMap, người dùng sẽ biết được câu chuyện cụ thể của từng sản vật địa phương mà đơn vị này phân phối thông qua các bộ phim ngắn do chính những người trẻ của FoodMap thực hiện. Cà phê A Lưới, Đường thốt nốt An Giang, Hồng treo gió Đà Lạt, Gạo tự nhiên Long An, Mật ong hoa tràm, Nước mắm Phú Quốc, Bơ Đắk Lắk... là những sản phẩm phân phối ấn tượng trên FoodMap. Bên cạnh các đặc sản theo mùa, FoodMap còn phân phối những nông sản phục vụ nhu cầu thường nhật. Thứ Tư hằng tuần, những thùng rau FoodMap tươi ngon sẽ được chuyển đến cho khách hàng. Tất cả rau, củ quả đều được đội ngũ FoodMap liên kết cùng các đơn vị, hộ nông dân trồng và canh tác theo hướng an toàn tại Đà Lạt. Khách hàng có thể liên hệ với FoodMap để điều chỉnh rau củ không phù hợp với nhu cầu, FoodMap sẽ điều chỉnh và bổ sung thêm bằng rau củ khác.
Cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia, 5 năm một lần tại châu Á. Đây là giải thưởng uy tín dành cho các startup, tập thể nhà nghiên cứu, viện khoa học có những phát minh, giải pháp đột phá tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội. Vượt qua hơn 500 đại diện đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ ..., FoodMap đã xuất sắc đoạt giải Most Impactful Innovation. Hồi tháng 9/2020, FoodMap cũng đã nhận khoản đầu tư 500.000 USD từ Wavemaker trong vòng hạt giống, cũng là thương vụ đầu tiên của quỹ này với một startup Việt Nam. Nền tảng thương mại điện tử FoodMap có mặt trên thị trường gần hai năm qua, là mô hình kết nối trực tiếp từ nông dân và nhà sản xuất với khách hàng cả B2B lẫn B2C. Đến nay công ty cung ứng nông sản và thực phẩm có nguồn gốc từ hơn 300 trang trại và các nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm trên FoodMap đều được tích hợp mã QR, cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin và nguồn gốc xuất xứ thông qua website hoặc ứng dụng di động. Công ty cho biết nguồn vốn mới đóng vai trò quan trọng cho năm 2022, giúp startup này theo đuổi mục tiêu thu hẹp các khoảng cách trong chuỗi cung ứng nông sản. Cụ thể, công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống quản lý nhà cung cấp Dtrack Asia, cho phép các nhà cung cấp tự giới thiệu sản phẩm và thương hiệu, các biện pháp kiểm soát chất lượng, quy trình sản xuất và thông tin sản phẩm được cung cấp đến người tiêu dùng minh bạch và chi tiết hơn.
“FoodMap theo đuổi mục tiêu đồng hành cùng nông dân, nhà cung cấp để xây dựng những sản phẩm hoặc thương hiệu phù hợp cho các dịch vụ nhãn hiệu riêng của họ,” anh Tùng chia sẻ. Năm 2021, trong suốt thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, FoodMap là một trong số ít startup được cấp phép hoạt động liên tục và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội. “Nhờ đó FoodMap đạt được mức tăng trưởng đột biến, số người dùng lẫn doanh số đều tăng đến 300%,” anh Tùng chia sẻ nhưng không công bố con số cụ thể.
Mặc dù được đánh giá là một trong những startup tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ nhưng anh Tùng chia sẻ: “Đường còn rất dài và FoodMap chỉ mới ở những bước đầu tiên. May mắn lớn nhất của chúng tôi là có được những người đồng hành đầy nhiệt huyết. Vì điều này FoodMap sẽ nỗ lực hết sức cho giấc mơ của mình: giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững”.
- Nguồn: Bích Trâm - Forbes Vietnam -
Hôm nay, 03/02/2025 (Mùng 06 Tết Ất Tỵ), trong không khí hân hoan của mùa xuân mới, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân đầy ý nghĩa với sự có mặt của toàn thể cán bộ, giảng viên, cựu giáo chức và giảng viên kiêm nhiệm.
Hãy tưởng tượng một ngày, cây trồng trên đồng ruộng có thể nói với bạn: “Tôi đang bị sâu bệnh tấn công!” hay “Tôi cần thêm dưỡng chất!”. Nghe thật tương lai, phải không? Nhưng đó chính là điều mà InnerPlant Inc. – một startup tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp – đã biến thành hiện thực.
Nhân dịp đầu năm mới, Khoa Công Nghệ Nông Nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã tổ chức buổi Year-End Party (YEP) ấm áp và tràn đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là khoảnh khắc để chúng ta cùng nhau nhìn lại một năm đầy nỗ lực và thành tựu, mà còn là dịp tri ân sâu sắc đến các Thầy/Cô – những người đã miệt mài cống hiến trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Những cấu trúc 3D phức tạp của protein không chỉ giúp giải mã các cơ chế sinh học mà còn là công cụ đột phá để hiểu sâu hơn về lịch sử tiến hóa sự sống trên Trái Đất. Một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Communications đã cho thấy cách các nhà khoa học sử dụng dữ liệu cấu trúc protein để xây dựng cây tiến hóa chính xác hơn, khắc phục hạn chế của các phương pháp truyền thống.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập