Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Nguyenttha
Nguyenttha
09:09 23/02/22 trong Bản tin FAT
09:09 23/02/22 5.929 lượt xem
Mục lục

1. Mở đầu
Thống kê của FIBL (Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) cho thấy, năm 2021 có hơn 71 triệu ha canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác. Một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) có tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất nhanh và đến nay trên thế giới có 186 quốc gia phát triển dòng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế so sánh bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, nhiều loại nông sản có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, đặc biệt là thủy sản, rau quả và dược liệu, song do cơ chế chính sách và đầu tư quảng bá xúc tiến thương mại, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hữu cơ còn hạn chế, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn chưa khai thác hết tiềm năng. Mặt khác, do biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời do yêu cầu tăng dân số trong những thập niên tới với tỉ lệ số dân yêu cầu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng cao sẽ làm biến đổi sâu sắc nền nông nghiệp trên toàn cầu. Như vậy, nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm trong thời điểm hiện nay.
2. Thực trạng về nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, song do cơ chế chính sách và thị trường tiêu thụ, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hữu cơ còn hạn chế. Hơn nữa trong thời gian dài, Việt Nam chưa có tổ chức nông nghiệp hữu cơ, mãi đến năm 2012, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam mới ra đời. Do đó, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở nước ta còn khiêm tốn, tập trung ở một số tỉnh, thành phố như: Bến Tre, Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam và Ninh Thuận,… Hiện nay, sản phẩm hữu cơ tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu đến thị trường các nước như: Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore và Nga,…Việt Nam đứng thứ 5 các quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á.

Hình 1. Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại hợp tác xã nông ngiệp thông minh

Riêng đối với tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở lợi thế so sánh, nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện, bền vững và hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt được kết quả khả quan. Công nghệ cao được ứng dụng phổ biến là sản xuất trong nhà kính và nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới tự động, công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn ứng dụng cả hệ thống máy tính gắn trong vườn trồng hoa để tự động kiểm soát các thông số kỹ thuật về độ ẩm, không khí, ánh sáng, tốc độ tăng trưởng của cây trồng.
Tại Đà Lạt có 42 cơ sở chế biến chè các loại, 48 cơ sở chế biến cà phê và 60 cơ sở sơ chế và chế biến rau, hoa, từ đó tiêu thụ khoảng 70% tổng sản lượng chè búp tươi, 25% tổng sản lượng cà phê nhân và trên dưới 35% sản lượng rau, hoa sản xuất hàng năm của địa phương; 80 cơ sở kinh doanh cây giống, 52 cơ sở sản xuất cây giống bằng công nghệ cấy mô thực vật, 11 quầy kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, 112 quầy hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 2 doanh nghiệp sản xuất phân bón, 12 hợp tác xã và 18 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, 5 trang trại, 7 mô hình liên minh sản xuất và hoạt động dưới hình thức liên kết một doanh nghiệp nông nghiệp với một tổ chức của nông dân (tổ hợp tác), 49 doanh nghiệp (8 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài) đến Đà Lạt đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp với một số đơn vị đã xây dựng được thương hiệu nông sản như: Hợp tác xã Anh Đào, hợp tác xã Xuân Hương, liên hiệp hợp tác xã rau, hoa Hưng Phát Đà Lạt…; 19 giấy chứng nhận nhãn hiệu Rau Đà Lạt và 25 giấy chứng nhận nhãn hiệu Hoa Đà Lạt được cấp từ đầu năm 2021 đến nay; 70 cơ sở chế biến lâm sản với các sản phẩm chính là gỗ xẻ, gỗ hộp và hàng mộc gia dụng. Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Tổng diện tích sản xuất các sản phẩm nông nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C… của tỉnh Lâm Đồng đến nay đạt 59.573ha; cũng đã xây dựng được 68 chuỗi an toàn thực phẩm với tổng diện tích là 3.813ha và tổng sản lượng là 196.084 tấn/năm. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng đang được người sản xuất và người tiêu cùng hướng tới. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là công tác an toàn nông sản có kiểm soát, không sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng. Mọi công đoạn từ khâu làm đất, đến thu hoạch đều được ghi chép để truy suất nguồn gốc nếu có vấn đề khi tiêu dùng… Với những thành tích đạt được, kết quả lợi nhuận ròng khá cao từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tùy loài cây trồng và thời điểm chiếm từ 50 - 60% doanh thu, trong đó, rau đạt doanh thu 450 - 500 triệu đồng/ha/năm, hoa đạt 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm, chè đạt 200 - 250 triệu đồng/ha/năm, cá biệt một số doanh nghiệp trồng hoa đạt 3 - 5 tỷ đồng/ha/năm.
 

Hình 2. Thu hoạch lúa chất lượng cao tại TP. Châu Đốc - tỉnh An Giang (Nguồn: Báo Nhân Dân)


Những thành công trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng xuất phát từ nhiều yếu tố, trong hai yếu tố cơ bản là điều kiện tự nhiên thuận lợi và truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người dân Lâm Đồng, cùng đó là chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn và kịp thời của lãnh đạo tỉnh, như: Quyết định số 31/QĐ-UBND về “Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Nghị Quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị quyết số 05-NQ/TW về “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 2242/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch tổ chức, phát động phong trào thi đua “Cùng Nhà nước, Lâm Đồng chung tay xây dựng nông thôn mới”; Công văn số 1770/UBND-NN về việc chỉ đạo thực hiện “Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2013”. Đồng thời, các nhà khoa học đã có những đóng góp rất quan trọng giúp cho nền nông nghiệp Lâm Đồng đạt được những thành tựu trong nông nghiệp công nghệ cao như hiện nay. Tuy vậy, những thành tựu trong nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng rất ấn tượng, nhưng chỉ tập trung vào trồng trọt, cụ thể là hoa, rau và chè, cà phê; để phát triển nông nghiệp bền vững cần phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng. Do vậy, để hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho địa phương một cách toàn diện thì việc tham khảo thêm những thành tựu trong chăn nuôi và nuôi trồng ở các địa phương khác là rất cần thiết. Bên cạnh đó, Lâm Đồng là tỉnh được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi có quy mô lớn, diện tích ứng dụng công nghệ cao, nhưng cho đến nay chứng nhận hữu cơ cũng mới chỉ được thực hiện trên cây chè, rau và chăn nuôi bò sữa. Điều này cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là nhu cầu cực cao trong chuỗi nông sản toàn cầu, song quy trình thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt, nên khả năng mở rộng quy mô rất chậm.
3. Những hạn chế trong việc canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cũng đối diện với những khó khăn, thách thức như sau: (1) Chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ, mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng…; (2) Tại Việt Nam, chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, phần lớn việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các hộ dân; (3) Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến; (4) Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác; (5) Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nên khó khăn trong việc sản xuất quy mô lớn dẫn đến chi phí đầu tư cao; (6) Nguồn nhân lực tinh thông sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn quá ít so với nhu cầu; (7) Chưa xây dựng các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo đột phá nông nghiệp hữu cơ.
4. Đề xuất những giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Xác định các tiềm năng lợi thế để phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp canh tác theo hướng hữu cơ nói riêng
Tài nguyên đất đai:
Việt Nam có quỹ đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ là điều kiện thuận lợi sản xuất nông sản quy mô hàng hóa, đây là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp tập trung, nâng cao sức cạnh tranh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trên cơ sở đó, từng địa phương cần chủ động xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, xác định quy mô nông nghiệp hữu cơ phù hợp, trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần chú ý yếu tố quyết định nông nghiệp hữu cơ là thị trường.
Tài nguyên bức xạ nhiệt:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã cung cấp cho nền nông nghiệp nước ta một lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú giúp cây trồng phát triển. Có nhiều thuận lợi phát triển cây trồng nhiệt đới, cho phép có thể trồng nhiều vụ trong năm, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao chất lượng tốt. Nếu ứng dụng công nghệ cao chúng ta sẽ sản xuất các nông sản phục vụ cho mùa Đông ở thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước ở Việt Nam khá phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, ngành nông nghiệp là ngành tiêu thụ nước nhiều nhất, nên chỉ cần khai thác 10-15% trữ lượng là đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, do tổng dòng chảy sông ngòi lớn, lại phân bố không đều nên xảy ra thách thức về lũ lụt, hạn hán đe dọa sản xuất nông nghiệp, cần có giải pháp đồng bộ khai thác mặt tích cực cao nhất. Như vậy, thời tiết và khí hậu thuận lợi, chất lượng đất đai tốt là nhân tố tích cực tác động đến năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất của nông sản, làm cho sản xuất đạt năng suất cao, nhưng chi phí sản xuất thấp.
Tài nguyên biển:
Việt Nam có bờ biển dài, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản theo hướng hai chiều của đất nước rất thuận lợi, giảm giá thành. Đồng thời, đây cũng là lợi thế về vận tải đường biển trao đổi hàng hóa giữa các nước trong khu vực ASEAN, châu Á và thế giới.
Quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tầm quốc tế:
Trong những năm qua chúng ta đã khai thác tối ưu các vùng sinh thái nông nghiệp và quản lý tốt quy hoạch, vì vậy một số cây trồng, vật nuôi vượt trội so với thế giới. Thực tế đã chứng minh năng suất của một số cây trồng, vật nuôi của Việt Nam đối chiếu với vùng có năng suất cao nhất của thế giới thì nông sản Việt Nam có nhiều triển vọng do còn ngưỡng đội trần năng suất cao, đó là điều kiện thuận lợi để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nói, nông sản Việt Nam có lợi thế so với thế giới và khu vực, tuy nhiên ngưỡng đội trần năng suất hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa. Do đó, trong thời gian tới cần đầu tư khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, đồng thời phân tích nhu cầu thị trường về tổ chức sản xuất chuỗi liên kết trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tài nguyên sức lao động:
Việt Nam có nguồn lao động nông thôn khá dồi dào với 25 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang tận dụng tối đa giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là nguồn nhân lực quan trọng, thuận lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, đặc biệt vùng nông thôn thiếu lao động trầm trọng, do đó trong những năm tới cần phải quyết liệt đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh để giải quyết vấn đề thiếu lao động vùng nông thôn và giảm giá thành sản xuất.
Ngưỡng đội trần năng suất cây trồng, vật nuôi còn cao:
Trong vòng 60 năm qua, các nước có nền nông nghiệp tiên tiến đã ứng dụng công nghệ cao khai thác năng suất cây trồng, vật nuôi của họ phần lớn đã đến ngưỡng đội trần. Trong điều kiện thực tế sản xuất, chúng ta trong những thập niên qua do nguồn lực đầu tư có hạn, quy mô cây trồng, vật nuôi ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, do đó khả năng khai thác ngưỡng đội trần năng suất còn rất lớn khi chúng ta ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là nền tảng khoa học sản xuất nông sản hữu cơ theo xu hướng thời đại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nông sản hữu cơ Việt Nam chiếm lĩnh trên thị trường thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế.
Thị trường tiêu thụ nông sản mở rộng:
Mặc dù công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế nhất định, lại luôn bị thiên tai ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhưng theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 11 tháng của năm 2021, xuất khẩu nông sản đã mang về 43,48 tỷ USD, một con số kỷ lục, trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Chỉ tính riêng tháng 11, xuất khẩu nông sản đạt 4,1 tỷ USD. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12 có thể đạt xuất khẩu trên 4 tỷ USD, thì cả năm 2021 xuất khẩu nông sản sẽ thu khoảng 47 tỷ USD, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao hồi đầu năm hơn 5 tỷ USD. Đây là một kết quả ấn tượng của ngành nông nghiệp trong bối cảnh khó khăn chưa từng có do dịch bệnh gây ra. Như vậy trong tương lai nếu chúng ta ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh để khai thác ngưỡng đội trần năng suất cây trồng, vật nuôi và đầu tư công nghệ chế biến nông sản có quy mô lớn thì chắc chắn giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong những năm tới, trong đó có nông sản hữu cơ.
Tiếp tục công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ
Bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó chú trọng khai thác các điểm thông tin khoa học công nghệ cơ sở để cập nhật thông tin mới, mô hình mới về nông nghiệp hữu cơ để nhân rộng trong sản xuất trong thời gian tới. Trước mắt cần nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam với cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có tính khả thi cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các bộ ngành, địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế có hình thức đào tạo nguồn nhân lực một cách đồng bộ, từ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp và nông dân, có nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp về nông nghiệp hữu cơ.
Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai trong xu thế hội nhập quốc tế
Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất và nước để phục vụ phát triển nông nghiệp. Xây dựng các mô hình canh tác theo hướng cảnh quan bền vững, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, nghiên cứu nhập nội, khảo nghiệm các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; quy hoạch hợp lý, giảm dần diện tích nhà lưới, nhà kính nhất là ở khu vực đô thị, tạo cảnh quan, môi trường. Quản lý bảo vệ và phát triển rừng gắn với bảo vệ đa dạng sinh học; bảo tồn, phát triển các khu sinh quyển thế giới, các vườn quốc gia khu bảo tồn, từng bước chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ hiệu quả.
Các ngành, địa phương triển khai đồng bộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Nhằm tiếp tục phát huy những thành quả nông nghiệp trong những năm qua, tiếp tục tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp vào năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, chỉ đạo các địa phương khẩn trương thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ để các chính sách về nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam phát triển tầm cao mới, nghiêm túc thực hiện các tiêu chuẩn tương đồng tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo rào cản kỹ thuật thương mại WTO (TBT và SPS).
Xác định khoa học công nghệ là then chốt phát triển nông nghiệp hữu cơ
Xác định khoa học công nghệ là then chốt trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, do đó đầu tư có trọng tâm khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ như đào tạo nguồn nhân lực, các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao như công nghệ sinh học trong sản xuất hữu cơ, nghiên cứu quy trình canh tác, chăn nuôi hữu cơ phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu các sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại tốt, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đa dạng các tổ chức chứng nhận hữu cơ
Cần thực hiện đa dạng hóa các tổ chức chứng nhận nông nghiệp hữu cơ trong nước và quốc tế, đây là vấn đề bức xúc trong thực tiễn sản xuất hiện nay. Bộ Khoa học công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục khảo sát thực tế về tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn TCVN 11041:2015 - Hướng dẫn sản xuất chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm sản xuất theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ đáp ứng yêu cầu thực tế toàn cầu và dự báo xu thế thời đại phù hợp với tiêu chẩn quốc tế.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp canh tác theo hướng hữu cơ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Định hướng này có thể góp phần giúp cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua tranh thủ tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất có truy suất nguồn gốc, nhằm cải thiện năng suất, chất lượng từ đó cải thiện thu nhập cho nông dân.

(Nguồn: TS.  Châu Tấn Phát, Viện Lúa ĐBSCL, Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam)

VINH DỰ VÀ TỰ HÀO: KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ĐÓN TÂN PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2024

Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.

15:53 20/12/24 23 lượt xem
Khóa học "Kỹ thuật Y sinh và Giải trình tự thế hệ mới"

16:04 10/12/24 92 lượt xem
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2024- 2025

10:21 15/11/24 507 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.639 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.846 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.764 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.991 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 5.930 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.048 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.991 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram