Cuộc thi GEN Z Biotech Challenge 2023 với chủ đề Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong nông nghiệp là sân chơi sáng tạo nội dung số dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam từ 16 – 24 tuổi do Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức với sự tài trợ và phối hợp của Hiệp hội CropLife Châu Á (CLA) và Phòng Nông nghiệp – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (FAS). Chi tiết dưới đây là thông tin về thể lệ, cách thức tham dự cuộc thi.
Cuộc thi nhằm khuyến khích các bạn trẻ yêu thích khoa học đóng góp ý tưởng truyền thông và chia sẻ góc nhìn, quan điểm cá nhân về chủ đề công nghệ sinh học cũng như những ứng dụng của công nghệ này trong nông nghiệp hiện đại và sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội. Cuộc thi cũng kỳ vọng sẽ gợi mở cách thức truyền thông mới, tăng mức độ quan tâm, tương tác của giới trẻ đối với những chủ đề thảo luận về khoa học, đổi mới cách nhìn về xu hướng phát triển nông nghiệp và cập nhật những thành tựu của việc ứng dụng khoa học hiện đại trong phát triển nông nghiệp.
01/10 – 30/11/2023: Vòng 1: Seed – Gieo
01/12/2023 – 15/01/2023 Vòng 2: Grow – Trồng
Dự kiến cuối tháng tháng 1/2024: Vòng chung kết: Harvest – Thu hoạch
Tổ chức thi vòng chung kết và lễ trao giải với sự tham gia trực tiếp của các tác giả có video xuất sắc nhất. Địa điểm tổ chức tại Hà Nội.
Bước 1: Tìm hiểu thông tin và chọn chủ đề liên quan đến Ứng dụng CNSH trong nông nghiệp và lên ý tưởng video
Bước 2: Quay, biên tập và sản xuất video với độ dài tối đa là 3 phút; lưu video theo định dạng nêu trên
Bước 3: Đăng ký tham dự cuộc thi và gửi video cho Ban tổ chức qua biểu mẫu Google Form TẠI ĐÂY hoặc quét mã QR Code.Để biết thêm thông tin về Cuộc thi GEN Z Biotech Challenge 2023, vui lòng truy cập các trang thông tin của:
Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội:
Website: http://fat.uet.vnu.edu.vn/ | https://www.facebook.com/UET.FAT
Hotline: 0979906315
Các trang thông tin của CropLife Việt Nam:
Website: www.croplifevietnam.org / https://www.facebook.com/CropLifeVietnam
Hotline: 0862586955
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập