1. IoT và các loại cảm biến
Nông nghiệp thông minh dựa vào công nghệ IoT giúp nhà nông giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất từ việc sử dụng lượng phân bón phù hợp, tối ưu hóa các nguồn lực như nước, điện… Các giải pháp IoT cho trang trại thông minh được xây dựng nhằm giám sát cánh đồng với sự hỗ trợ của các loại cảm biến (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, độ ẩm đất, sức khỏe mùa màng…) và tự động điều tiết nước tưới. Người nông dân có thể giám sát các điều kiện của trang trại từ bất cứ đâu.
Những tiến bộ trong blockchain và giám sát thực phẩm thời gian thực bằng cách sử dụng các thiết bị Internet of Things (IoT) cho phép các thương hiệu thực phẩm cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối. Các công ty khởi nghiệp đang thúc đẩy hơn nữa khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của các sản phẩm thực phẩm bằng cách phát triển các giải pháp giám sát hiệu quả về chi phí và khả năng mở rộng. Điều này làm tăng niềm tin giữa người sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng, tác động tích cực đến uy tín thương hiệu và doanh số bán hàng.
2. Robot và tự động hóa
Robot nông nghiệp tự động hóa các công việc chậm chạp, lặp đi lặp lại và nhàm chán cho nông dân, cho phép họ tập trung hơn vào việc cải thiện năng suất sản xuất ở quy mô tổng thể. Những robot phổ biến nhất trong nông nghiệp được sử dụng với các công việc như: Gặt và thu hái, kiểm soát cỏ dại, cắt, tỉa, gieo hạt, phun thuốc, lai tạo giống mới, phân loại và đóng gói nông sản,...
Robot và tự động hoá cũng được ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất và chế biến thực phẩm giúp đảm bảo chất lượng và nâng cao năng suất.
3. Công nghệ máy bay không người lái (Drone) và giám sát cây trồng
Công nghệ máy bay không người lái tuy đã được thử nghiệm và áp dụng từ lâu, nhưng chỉ mới được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp gần đây, giúp thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp chính xác. Công nghệ này được sử dụng để phân tích đất và địa hình, giám sát mùa màng, phun thuốc, gieo hạt và một số công việc liên quan đến thủy lợi.
4. Học máy (Machine learning) và phân tích
Các thuật toán chính xác cùng với dữ liệu lớn và các máy tính với năng lực xử lý tốc độ cao đã mở ra những cơ hội mới để theo dõi, phân tích và ra quyết định cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Học máy được sử dụng trong những lĩnh vực như quản lý loài, quản lý điều kiện nuôi trồng, quản lý năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.
5 Sàn giao dịch điện tử trong nông nghiệp
Mua sắm online là xu hướng trong đời sống hiện đại ngày nay. Không nằm ngoài xu hướng ấy các sàn thương mại điện tử nông sản, mua bán các sản phẩm nông nghiệp cũng dần được hình thành và hội nhập. Tại Việt Nam đã bắt đầu có nhiều sàn thương mại điện tử nông sản kết nối trực tiếp người mua và người bán, bên cạnh đó còn có các nền tảng nông nghiệp kết nối các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nông dân, người tiêu dùng.
(Tham khảo từ BambuUP)
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập