Nền nông nghiệp Việt Nam hiện được đánh giá là phát triển khá toàn diện và có xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng hóa số lượng lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng tăng cao, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện đời sống người dân… Song song đó, thị trường nông sản cũng từng bước “chuyển mình”, khẳng định vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đơn cử tại các nước như: Mỹ, Nhật Bản, khối Liên minh châu Âu EU…
Nền nông nghiệp Việt Nam hiện được đánh giá là phát triển khá toàn diện và có xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng hóa số lượng lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng tăng cao, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện đời sống người dân… Song song đó, thị trường nông sản cũng từng bước “chuyển mình”, khẳng định vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đơn cử tại các nước như: Mỹ, Nhật Bản, khối Liên minh châu Âu EU…
Nông nghiệp thông minh mang nhiều kết quả thiết thực
Trong những năm trở lại đây, nông nghiệp Việt Nam đã nỗ lực nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất rất nhiều ứng dụng thông minh, giúp nông dân dễ dàng cập nhật giá cả vật tư nông nghiệp, hỗ trợ canh tác, kết nối đầu ra nông sản… mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng và năng suất cao.
Nét nổi bật của sản xuất nông nghiệp thông minh chính là xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn kết với nơi tiêu thụ, việc ứng dụng khoa học trước và sau thu hoạch để tạo ra nhiều giá trị mới cho nông sản Việt Nam. Mục đích của việc làm này là góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh hơn, nhiều sản phẩm hàng hóa được nâng lên thông qua kỹ thuật chế biến.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc đổi mới khoa học công nghệ được nhận định là giải pháp then chốt để thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp nước nhà.
Ứng dụng 2Nông – Gỡ rào cản “cũ”, phát huy nguồn lực
Có thể thấy, những thành công và sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp hiện nay một phần là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, mô hình canh tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn khi thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn hẹp, nhận lực còn hạn chế…
Tháo gỡ những rào cản này, ứng dụng 2Nông ra đời và không ngừng nỗ lực để trở thành “trợ lý” đắc lực của mọi nhà nông. Với app thông minh này, nhà nông có thể nhanh chóng cập nhật nhiều vấn đề nóng hỏi như: Tin tức nông nghiệp mới nhất; Nhận báo giá phân bón, nông sản; Quản lý canh tác; Dự báo thời tiết; Trao đổi trực tuyến cùng chuyên gia; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Qua đó, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp sản xuất hàng hóa năng suất cao, chất lượng, góp phần gia tăng thu nhập cho người dân.
“Nông nghiệp thông minh 2Nông được ứng dụng phổ biến trên hai nền tảng di động Android và iOS theo hướng hiện đại hóa, nhưng lại vô cùng thân thiện, dễ cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân trên khắp cả nước”, Đại diện 2Nông cho biết.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập