Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị

16:29 20/04/23 1.238 lượt xem
Mục lục

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị

    Chip bán dẫn được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là “xương sống” của kỷ nguyên công nghệ, đồng thời cũng là lĩnh vực đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Là đơn vị đi đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học liên ngành, tiên phong đóng góp vào sự phát triển của đất nước, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN – VNU) đã tổ chức Triển lãm Công nghệ chip bán dẫn để giới thiệu các công trình nghiên cứu, mô hình sản phẩm có tính ứng dụng cao. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và đưa ra các chỉ đạo liên quan đến định hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ tiềm năng này trong thời gian tới.

    Triển lãm Công nghệ chip bán dẫn được tổ chức tại Khu đô thị Hòa Lạc với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đi có các Bộ trưởng: Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Lao động Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Về phía ĐHQGHN có sự tham dự của GS.Lê Quân – Giám đốc ĐHQGHN cùng lãnh đạo các bộ, ngành cùng đại diện lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo ĐHQGHN và sự góp mặt của các trường đại học, viện nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN có Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường Quốc tế, Trường ĐH Việt Nhật… đã tích cực triển khai nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm các thiết bị, mô hình, sản phẩm về chip bán dẫn và có gian hàng trưng bày tại triển lãm.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị
Lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo ĐHQGHN chụp ảnh kỷ niệm tại Giảng đường HT2

     Nhân dịp tham dự triển lãm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan cơ sở vật chất hiện đại, khang trang của VNU sau khi xây dựng và trực tiếp trồng cây lưu niệm tại Giảng đường HT2.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 1
Thủ tướng trồng cây lưu niệm tại Giảng đường HT2

     Tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trình bày báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động nói chung, trong đó có công tác đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như tình hình đào tạo và nghiên cứu khoa học lĩnh vực vi mạch tích hợp bán dẫn của ĐHQGHN.

     Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, hằng năm, ĐHQGHN cung cấp khoảng 1.200 sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan trực tiếp đến thiết kế vi mạch và các ngành gần. Tổng số sinh viên đã tốt nghiệp các ngành này tại ĐHQGHN vào khoảng trên 12.000. Nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của ĐHQGHN tốt nghiệp các chương trình này hiện đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế vi mạch ở các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    ĐHQGHN hiện có 09 nhóm nghiên cứu mạnh, 06 phòng thí nghiệm được đầu tư trong lĩnh vực này. Định hướng phát triển công nghệ thiết kế vi mạch tại ĐHQGHN tập trung vào triển khai các mô hình hệ thống trên chip IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong đô thị thông minh và xã hội số, chuyển đổi số, nông nghiệp số. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu cũng quan tâm đến việc thiết kế các chip bảo mật ứng dụng trong an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia thông qua các hợp tác nghiên cứu với Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự.

    Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ĐHQGHN thành lập Trung tâm Hỗ trợ Thiết kế và đo kiểm vi mạch quốc gia (IC Design House) đặt tại Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc và là nguồn lực dùng chung cho nền công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

    Sau khi lắng nghe báo cáo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những phát biểu chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo ĐHQGHN cùng các đơn vị trực thuộc trong việc đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu, đào tạo lĩnh vực Chip bán dẫn để phục vụ cho lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật của nước nhà, tạo đà cho sự phát triển về kinh tế, xã hội…. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao và chúc mừng ĐHQGHN về những thành tích đạt được trong thời gian qua, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển và sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại triển lãm

 

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 3
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động nói chung, trong đó có công tác đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như tình hình đào tạo và nghiên cứu khoa học lĩnh vực vi mạch tích hợp bán dẫn của ĐHQGHN

     Trong buổi triển lãm, đoàn lãnh đạo Trung Ương và ĐHQGHN đã tham quan các gian hàng trưng bày công nghệ, thiết bị, sản phẩm về chip bán dẫn. Tại đây, Trường Đại học Công nghệ (UET) có 29 sản phẩm/thiết bị/kết quả nghiên cứu đăng ký tham gia trưng bày và trình diễn, đội ngũ cán bộ, giảng viên phụ trách cũng trực tiếp giới thiệu sơ lược về công nghệ và khả năng ứng dụng của các sản phẩm, nghiên cứu tới đoàn lãnh đạo cấp cao, cũng như những người tham quan triển lãm.

    “Hệ thống chip vi lỏng phát hiện tế bào ung thư phổi A549” được triển khai bởi nhóm nghiên cứu do GS.TS. Chử Đức Trình – Trưởng nhóm nghiên cứu đã rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chẩn đoán tế bào ung thư phổi. Loại chip này chỉ cần sử dụng ít mẫu máu và thuốc thử có thể phát hiện tế bào ung thư phổi với thời gian xử lý ngắn.Bộ chip do nhóm nghiên cứu thiết kế và phát triển dựa trên công nghệ vi lỏng, được chuyển giao từ phía Đài Loan. Thiết bị có hệ thống các kênh vi lỏng với kích thước vài chục micromet, cho phép tích hợp nhiều quy trình trên một nền tảng giúp giảm thời gian và khối lượng mẫu. Vì vậy, tế bào trong các kênh chỉ cần một lượng thể tích nhỏ hơn microliter những nồng độ tế bào khi thực hiện thí nghiệm vẫn có thể giữ được ở mức cao mà không cần pha loãng. Việc phát hiện và đáp ứng yêu cầu về độ nhạy, độ chính xác được thực hiện dễ dàng hơn.Kết quả nghiên cứu góp phần mở ra triển vọng phát triển những thiết bị xét nghiệm nhỏ gọn tại nhà.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 4
GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường giới thiệu các kết quả nghiên cứu với Thủ tướng

    Với sản phẩm “Thiết bị la bàn điện tử độ chính xác cao dùng cho hàng hải” và “Hệ thống thiết bị đo và định vị từ trường trái đất dựa trên hiệu ứng Từ giảo – Áp điện, tích hợp kỹ thuật định vị GPS phục vụ thăm dò và xây dựng bản đồ từ trường trái đất”, do nhóm nghiên cứu PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang – Phó Chủ nhiệm khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano, đồng Giám đốc Phòng thí nghiệm Công nghệ Micro và nano triển khai. Trong đó, sản phẩm thiết bị la bàn điện tử đã được áp dụng hiệu ứng vật liệu mới với rất nhiều công bố quốc tế đã được nhóm thực hiện với số lượng trích dẫn cao. Trên sản phẩm này, có 02 bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hiệu ứng, vật liệu cũng như thiết bị mà nhóm đã nghiên cứu hoàn thiện.

    Chia sẻ về ý tưởng của sản phẩm, PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành hàng hải trong nước với số lượng tàu thuyền ngày càng phát triển, nên các la bàn điện tử dùng trong chỉ hướng chính xác, đặc biệt trong lái tàu tự động độ chính xác phải rất cao và thiết bị nhập ngoại rất đắt tiền. Chưa kể đến việc bảo trì và sửa chữa hỏng hóc trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải có chuyên gia với chi phí cao và không chủ động trong quá trình . Sản phẩm La bàn điện tử được nhóm nghiên cứu tại Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano và PTN Trọng  điểm Công nghệ Micro-Nano đã được nghiên cứu và chế tạo thành công với độ chính xác cao lên đến 0,1 độ, nhỏ gọn, dễ sử dụng. Với địa hình nước ta có bờ biển dài và số lượng tàu thuyền đánh cá rất nhiều do đó nhu cầu và thị trường rất lớn là tiềm năng để nhóm khai thác đầu tư nghiên cứu hiện nay”. Sản phẩm “La bàn điện tử” được nhóm nghiên cứu phát triển xuất phát từ thế mạnh nghiên cứu cơ bản trên vật liệu từ đặc biệt có các hiệu ứng siêu nhạy với từ trường ngoài rất thấp. Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản nhóm đã tiếp tục triển khai nghiên cứu ứng dụng chế tạo các linh kiện đo nhạy từ trường với mong muốn làm chủ công nghệ lõi, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đáp ứng các nhu cầu trong nước cấp bách hiện nay để thay thế dần các thiết bị ngoại nhập đắt tiền.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 5
Nhóm nghiên cứu giới thiệu sản phẩm “Thiết bị la bàn điện tử độ chính xác cao dùng cho hàng hải” và “Hệ thống thiết bị đo và định vị từ trường trái đất dựa trên hiệu ứng Từ giảo – Áp điện, tích hợp kỹ thuật định vị GPS phục vụ thăm dò và xây dựng bản đồ từ trường trái đất” với Thủ tướng chính phủ

    Liên quan đến chủ đề chính của buổi triển lãm về công nghệ chip bán dẫn, PGS.TS.Mai Anh Tuấn – giảng viên Khoa Điện tử viễn thông với sản phẩm:“Chip sinh học, ISFET”cho biết: “Chip sinh học được nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ chế tạo trong phòng sạch tại Việt NamVới đội ngũ nghiên cứu giỏi chuyên môn đảm nhận nhiệm vụ thực tế các chip bán dẫn ở tiến trình cao. Vì vậy với sản phẩm này, sinh viên có khả năng thiết kế tiến trình cao cấp hơn, mặc dù cần nhiều thời gian và chắc chắn sẽ thực hiện được. Trước mắt, sản phẩm sẽ có ý nghĩa phục vụ hoạt động nghiên cứu công bố bài báo và tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sản phẩm sẽ là bước khởi đầu để Nhà trường hòa nhịp trong “cuộc chiến” toàn cầu về chip và trong tương lai kết nối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực chip bán dẫn để tạo ra nhiều con chip chất lượng được các hãng sản xuất chấp nhận”.Chia sẻ về niềm vui khi thấy nhiều doanh nghiệp đang hợp tác với nhóm nghiên cứu và Nhà trường đã xuất hiện tại triển lãm: “Điều đó cho thấy, ĐHQGHN nói chung và Trường ĐH Công nghệ nói riêng đã có sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực chip bán dẫn. Có như vậy, doanh nghiệp mới yên tâm để “quay lại” đầu tư cho Nhà trường vào đào tạo, nghiên cứu để có sản phẩm con người, nghiên cứu khoa học chất lượng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách giữa Nhà trường và doanh nghiệp”.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 6
PGS.TS. Mai Anh Tuấn (ngoài cùng bên trái) giới thiệu sản phẩm “Chip sinh học, ISFET”

     Buổi triển lãm không chỉ là cơ hội giới thiệu năng lực nghiên cứu, chế tạo công nghệ chip bán dẫn của ĐHQGHN tới các lãnh đạo Nhà nước, thêm tin tưởng và có những chỉ đạo, định hướng phát triển lĩnh vực này, mà còn là không gian giao lưu, trình diễn các mô hình, sản phẩm nghiên cứu đầy tâm huyết đến từ các nhóm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học.

    Trường Đại học Công nghệ với sứ mệnh đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật – khoa học và công nghệ, sẽ không ngừng nỗ lực để tiếp tục phát triển hơn nữa các ý tưởng, dự án, nhằm mang lại những công trình ý nghĩa, có tính ứng dụng cao, góp phần khẳng định vị thế của ĐHQGHN, đồng thời hỗ trợ đắc lực vào công cuộc phát triển đất nước trong thời đại công nghệ số.

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 7
Đoàn Trường ĐH Công nghệ tại gian trưng bày của UET

    Danh sách các công nghệ, thiết bị, sản phẩm Trường Đại học Công nghệ đăng ký trưng bày tại gian hàng triển lãm:

TT  Công nghệ/Thiết bị/Kết quả nghiên cứu Đơn vị nghiên cứu 
1.                    Hệ thống drone phục vụ giám sát bệnh và sản lượng cây trồng Khoa Công nghệ Nông nghiệp
2.                    Dinh dưỡng thủy canh nano cho nông nghiệp công nghệ cao 
3.                    Tinh dầu hương nhu, tinh dầu mùi già, tinh dầu sả chanh; tinh dầu bạc hà  
4.                    Vật liệu polymer composite sợi thủy tinh Sản phẩm Việt với chất lượng quốc tế 2012  Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông  
5.                    Drone mang 1 kg vật phầm (AEdrone) Viện công nghệ Hàng không Vũ trụ
6.                    Nghiên cứu phát triển tua-bin gió trục đứng Savonius hiệu suất cao cho ứng dụng tại Việt Nam 
7.                    Máy bay cánh bằng chế tạo bằng công nghệ in 3D
8.                    Hệ thống SoC mã hóa bảo mật AES cho IOT  Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh

 

 

9.                    Hệ thống SoC nhận dạng chữ viết tay dựa trên học sâu 

 

 

10.                Hệ thống IPT giám sát sức khỏe từ xa 
11.                HAPS-80: Bộ công cụ kiểm chứng vi mạch trên một nền tảng FPGA (Field Programmable Gate Array) nhanh 
12.                Trạm thu di động thông tin vệ tinh dùng cho tàu biển Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Micro và Nano
13.                Thiết bị la bàn điện tử độ chính xác cao dùng cho hàng hải. 
14.                Linh kiện  cảm biến đo từ trường đơn trục độ nhạy và độ phân giải cao dùng cho tích hợp mạch điện tử   
15.                Hệ thống thiết bị đo và định vị từ trường trái đất dựa trên hiệu ứng Từ giảo – Áp điện, tích hợp kỹ thuật định vị GPS phục vụ thăm dò và xây dựng bản đồ từ trường trái đất 
16.                Hệ thống LED chiếu sáng ứng dụng trong nông nghiệp Khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano
17.                Các hệ thống giám sát thông minh trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ IoT 
18.                Xe điện tự hành ứng dụng trong khu ĐHQG Hòa Lạc, siêu thị, kho hàng và các khu vực nội đô thị
 19. Công nghệ OLED, chip vi lưu tích hợp trong hệ quang y sinh (HVYS) phát hiện nhanh khuẩn 
20.  BLife: Hệ thống trợ giúp giao tiếp cho người tổn thương chức năng vận động  Khoa Công nghệ thông tin
21.  Hệ thống dịch máy đa ngữ UET 
22.   Nền tảng tự động phân tích & hiểu khách hàng 
23.  Chip sinh học, ISFET Khoa Điện tử viễn thông
24.  Bản thiết kế vi mạch 
25.  Chip vi chấp hành nhiệt điện tích hợp cảm biến công nghệ cmos (Sensing Electrothermal Microgripper) 
26.  Hệ thống chip vi lỏng phát hiện tế bào ung thư phổi A549 
27.  Chip vi lỏng tập trung là giàu protein và định lượng protein 
28.  Thiết bị gắp đặt linh kiện tự động 
29.  Hệ thống thiết bị, máy móc thực hành thực tập định hướng chuyên ngành thiết kế vi mạch tích hợp (thiết bị phân tích tín hiêu, module thực hành FPGA, module thực hành lập trình nhúng …) 

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 8

Thủ tướng tham quan gian hàng UET

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 9

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 10

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 11

Ban lãnh đạo ĐHQGHN tham quan gian hàng UET

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 12

Đoàn Trường ĐH Công nghệ tại gian hàng

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 13

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 14

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 15

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 16

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 17

Các gian hàng UET nhận được nhiều sự quan tâm tại triển lãm

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 18

Các cán bộ giảng viên Khoa Vật lý kỹ thuật & Công Nghệ Nano tại gian hàng

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 19

Các cán bộ giảng viên Khoa Công nghệ nông nghiệp tại gian hàng

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 20

TS. Đinh Triều Dương – Chủ nhiệm Khoa Điện tử viễn thông giới thiệu các nghiên cứu mới cho sinh viên UET

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 21

TS. Mai Anh Tuấn  giới thiệu sản phẩm “Chip sinh học, ISFET” cho sinh viên

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 22

Sinh viên UET chụp ảnh kỷ niệm tại gian hàng

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 23

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 24

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 25

Triển lãm Công nghệ Chip bán dẫn của ĐHQGHN: UET mang tới nhiều công trình nghiên cứu giá trị 26

(UET-News)

VINH DỰ VÀ TỰ HÀO: KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ĐÓN TÂN PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2024

Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.

15:53 20/12/24 22 lượt xem
Khóa học "Kỹ thuật Y sinh và Giải trình tự thế hệ mới"

16:04 10/12/24 92 lượt xem
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2024- 2025

10:21 15/11/24 507 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.639 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.846 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.763 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.991 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 5.928 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.048 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.991 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram