TPO - Nhóm sinh viên Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc chitosan và thử nghiệm hoạt tính in-vitro với vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên cây lúa”.
Nhóm gồm ba sinh viên ngành Công nghệ nông nghiệp là Nguyễn Thị Phương Huê, Lê Trọng Đức (cùng học năm thứ hai) và Lê Thị Vân (học năm nhất). Quá trình tìm hiểu về các bệnh sâu hại trên cây lúa và phương pháp ứng phó thân thiện với môi trường, các thành viên của nhóm đặc biệt quan tâm tới bệnh bạc lá lúa - mối lo ngại hàng đầu của nông dân.
Đây là loạt bệnh phổ biến trên cây lúa, có sức tàn phá lớn, có thể làm giảm tới 50% năng suất lúa. Để trị bệnh bạc lá lúa lại chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu ứng phó bằng cách chọn canh tác các giống lúa có khả năng kháng bệnh.
Phương Huê cho biết: “Khi biết được bệnh bạc lá gây tổn thất rất lớn với cây lúa - loại cây lương thực quan trọng nhất của người Việt Nam mà hiện chưa có thuốc đặc trị. Chúng em quyết định tiến hành nghiên cứu tìm ra loại vật liệu an toàn với sức khỏe bà con và môi trường, đồng thời có thể quản lý các bệnh hại trên lúa”.
Nhóm mong muốn tìm phương pháp trị bệnh bạc lá lúa bằng phương pháp thân thiện với môi trường. |
Sau khi tìm hiểu, phát hiện hạt nano bạc và chitosan (một loại polyme tương thích sinh học được điều chế từ vỏ tôm) có khả năng kháng khuẩn, kích thích sinh trưởng, nhóm tiến hành kết hợp hai vật liệu này để tạo nên hạt nano bạc chitosan với tiềm năng ức chế được vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa và giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Tháng 7/2020 nhóm bắt đầu làm thực nghiệm. Đến tháng 4/2021 nhóm bắt đầu viết báo cáo kết quả nghiên cứu và tham gia các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học.
“Nano bạc chitosan mà nhóm tổng hợp được đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa. Đây là tiền đề để thử nghiệm vật liệu này trên đồng ruộng để quản lý bệnh trên cây lúa. Do nano bạc và chitosan đều là vật liệu thân thiện với môi trường, nên sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường hơn là các thuốc bảo vệ thực vật hóa học", Phương Huê chia sẻ.
Chạy đua COVID-19
Dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cũng như quá trình nghiên cứu của nhóm. Trong thời gian giãn cách xã hội, nhóm đã chuyển làm việc trực tiếp thành trực tuyến. Ngay khi hết giãn cách xã hội, các thành viên trong nhóm đã tận dụng tối đa thời gian trống giữa các giờ học ở giảng đường để thay phiên nhau đến phòng thí nghiệm.
Các thành viên đã vượt qua nhiều thách thức trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm |
Trong quá trình thử nghiệm, nhóm cũng đã vượt qua nhiều bỡ ngỡ để đáp ứng yêu cầu chính xác cao khi thử nghiệm trên vi sinh vật. Phương Huê kể, khi đổ đĩa môi trường, đòi hỏi thao tác nhanh gọn, chính xác để thạch không bị đông. Bởi, nếu chỉ rung tay một chút sẽ khiến môi trường đông lại không đổ được. May măn nhóm đã tìm ra giải pháp khắc phục là cho vào lò vi sóng làm nóng lên.
Hay khi thử nghiệm nano bạc, phải đong nhiều dung dịch khác nhau với thể tích nhỏ. Chưa quen cữ tay lại phải chú ý đến nhiều số liệu, dẫn đến sai lệch kết quả giữa các ống nghiệm.
Với đề tài "Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc chitosan và thử nghiệm hoạt tính in-vitro với vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên cây lúa", nhóm đã đạt nhì cấp ĐHQG Hà Nội. |
Nhóm sinh viên ĐH Công nghệ được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Lê Thị Hiên – Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ nano sinh học (Khoa Công nghệ nông nghiệp) và Tiến sĩ Hoàng Thị Giang – Phó giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào thực vật về mặt kiến thức cũng như kỹ năng thực hành; sự hỗ trợ của phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp).
Các giải thưởng nhóm đã đạt được: Giải nhất cấp khoa Công Nghệ Nông Nghiệp, giải nhất cấp trường Đại học Công Nghệ, giải nhì cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là thử nghiệm hạt nano bạc chitosan để quản lý bệnh ở cây lúa (thử nghiệm trên đồng ruộng). Bên cạnh đó, nhóm cũng sẽ thử nghiệm các ứng dụng của hạt nano bạc chitosan này trong lĩnh vực bảo quản nông sản và nảy mầm hạt”, đại diện nhóm chia sẻ.
Nguồn: https://tienphong.vn/nhom-sinh-vien-tim-cach-tri-benh-cho-lua-post1358980.tpo
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập