Ngày 12/08/2022, Khoa Công nghệ nông nghiệp (Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đón tiếp đoàn Hiệp hội hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam tại Hà Nội do ông Henk Van Eijik – Chủ tịch Hiệp hội, là Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Trường. Buổi làm việc do GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, TS. Lê Thị Hiên – Phó Chủ nhiệm khoa và TS. Phạm Minh Triển – Phó Chủ nhiệm khoa chủ trì.
Ngày 12/08/2022, Khoa Công nghệ nông nghiệp (Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đón tiếp đoàn Hiệp hội hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam tại Hà Nội do ông Henk Van Eijik – Chủ tịch Hiệp hội, là Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Trường.
Buổi làm việc do GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, TS. Lê Thị Hiên – Phó Chủ nhiệm khoa và TS. Phạm Minh Triển – Phó Chủ nhiệm khoa chủ trì.
Đáp lại sự quan tâm của đoàn Hiệp hội hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam, GS. TS. Lê Huy Hàm đã giới thiệu với đoàn công tác về các hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Công nghệ nông nghiệp nói riêng và Trường ĐHCN nói chung. Dựa trên thế mạnh hai bên đã trao đổi về triển vọng hợp tác phát triển của mảng nông nghiệp nông nghiệp kỹ thuật số tại Việt Nam. Về đào tạo, bước đầu Hiệp hội sẽ căn cứ vào chương trình đào tạo để tổ chức các khóa học online để tăng tính thực tiễn cho sinh viện, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên khoa CNNN đi thực tập tại các doanh nghiệp thuộc hiệp hội; . Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ cùng kết nối để lan tỏa thông tin về Hội nghị Ứng dụng Công nghệ thông tin trong nông nghiệp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APFITA 2022) đến các thành viên của Hiệp hội và các đối tác liên quan tại Hà Lan. Qua đó, Khoa CNNN và đại diện Hiệp hội đã cùng bàn thảo hướng triển khai các hợp tác trong thời gian tới về lĩnh vực công nghệ nông nghiệp.
Ông Henk Van Eijik đại diện cho đoàn công tác của Hiệp hội đã bày tỏ niềm vui mừng được đến thăm và hiểu hơn về những thành tựu cũng như thế mạnh của Trường và Khoa trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Trong không khí trao đổi cởi mở, nhiệt thành, hai bên đã thảo luận và thống nhất sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Hiệp hội với các trường đại học, cơ quan ở Hà Lan.
Hiệp hội Hợp tác kinh Doanh nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam là một tổ chức hợp tác giữa các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, Tổ chức Chính phủ của Hà Lan và Việt Nam trong lĩnh vực trồng trọt. Hiệp hội được thành lập từ năm 1999, ban đầu là hiệp hội của các doanh nghiệp Hà Lan có hoạt động kinh doanh đầu tư tại Việt Nam. Sau này, hiệp hội kết nạp thêm thành viên là doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh đầu tư giữa hai nước.
Đến nay, Hiệp hội có hơn 100 thành viên, gồm cả những doanh nghiệp lớn đã đầu tư tại Việt Nam từ rất sớm như Heineken, Friesland Campina, Nedspice Holdings, Philips, De Heus, Unilever… Ngoài ra, Hiệp hội có mạng lưới liên kết chặt chẽ với Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội, EuroCham, Ban Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)…
Nguồn: (UET-News) https://uet.vnu.edu.vn/tiep-doan-hiep-hoi-hop-tac-kinh-doanh-nong-nghiep-ha-lan-viet-nam/
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập