Sau quá trình tích cực trao đổi, chiều ngày 05/7/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác ba bên giữa Trường ĐH Công nghệ với Công ty TNHH “ATOLL GROUP”, Liên bang Nga và Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Sau quá trình tích cực trao đổi, chiều ngày 05/7/2024, Trường Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác ba bên giữa Trường ĐH Công nghệ với Công ty TNHH “ATOLL GROUP”, Liên bang Nga và Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tham dự buổi lễ ký kết, về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng cùng lãnh đạo phòng KHCN&HTPT và khoa Công nghệ nông nghiệp. Về phía ATOLL GROUP có ông Pugachev Vladimir – Giám đốc điều hành, ông Sokolov Guennadiy – Giám đốc công nghệ, ông Desiatkov Ivan – Quản lý dự án. Về phía Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng có TS. Nguyễn Khắc Bằng – Viện trưởng, GS. TS Trịnh Quốc Khánh – Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện cùng đại diện lãnh đạo đơn vị chức năng.
Tại buổi ký kết, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ nhiệt liệt chào mừng ATOLL GROUP và Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng đã lựa chọn Nhà trường trở thành đối tác tin cậy trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp. Với 20 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Công nghệ là một trong những trường đại học hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật. Chiến lược phát triển đến năm 2045 sẽ duy trì vị thế một trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa ba bên và tin tưởng thỏa thuận ký kết này sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho kế hoạch hợp tác lâu dài.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ
Trong quá trình trao đổi, TS. Nguyễn Khắc Bằng – Viện trưởng Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhắc đến “cơ duyên” làm việc và trở thành đối tác với Trường ĐH Công nghệ, khi từng là cựu sinh viên của ĐHQGHN với mong muốn góp phần phát triển ĐHQGHN nói chung và Trường ĐH Công nghệ nói riêng. Đồng thời, TS. Nguyễn Khắc Bằng nhận thấy giữa ba đơn vị có những thế mạnh trong công nghệ và nông nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển những sản phẩm nông nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam. Viện trưởng Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng kỳ vọng với mô hình hợp tác trường – viện – doanh nghiệp sẽ đem lại những kết quả thực tế và phát triển bền vững trong lĩnh vực này.
TS. Nguyễn Khắc Bằng – Viện trưởng Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng
Những chia sẻ của TS. Nguyễn Khắc Bằng cũng là mong muốn hợp tác của ông Pugachev Vladimir – Giám đốc điều hành ATOLL GROUP sau khi có quá trình tìm hiểu về đất đai, cây trồng và khí hậu tại Việt Nam. Ông Pugachev Vladimir hi vọng, những công nghệ của Công ty với sự hỗ trợ, hợp tác của Trường ĐH Công nghệ trong tương lai sẽ góp phần thay đổi, cải thiện đất đai, cây trồng tại Việt Nam.
Ông Pugachev Vladimir – Giám đốc điều hành ATOLL GROUP
Nội dung ký kết giữa ba bên liên quan đến hợp tác nghiên cứu khoa học trong các các lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, ATOLL GROUP, Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng và Trường ĐH Công nghệ hợp tác trong việc thử nghiệm đối với phân bón hữu cơ và phối hợp đưa sản phẩm đến thị trường Việt Nam; phối hợp nghiên cứu cải tiến các loại phân hữu cơ thích hợp với môi trường và cây trồng Việt Nam; xây dựng và triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đã diễn ra thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Trường ĐH Công nghệ với ATOLL GROUP, Liên bang Nga và Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ba bên cam kết trong Biên bản ghi nhớ hợp tác một cách nghiêm túc và hiệu quả. Hy vọng trong tương lai mối quan hệ hợp tác giữa ba bên sẽ có những sản phẩm được ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp.
GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ trao đổi tại lễ ký kết
(UET-News)
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập