Hiệp hội Công nghệ thông tin trong Nông nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tên tiếng Anh là Asian Pacific Federation for Information Technology in Agriculture, viết tắt: APFITA) là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1998 theo sáng kiến của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản, nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở các nước trong khu vực. APFITA liên kết nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Hệ thống giám sát nông nghiệp; Chuỗi cung ứng thực phẩm nông nghiệp; Tư vấn canh tác dựa trên dữ liệu; Chính sách và quy hoạch sử dụng đất.
Hội nghị quốc tế APFITA tổ chức thường niên từ năm 1998 tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Indonesia và Thái Lan nhằm khai thác tiềm năng ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Năm 2019, tại Đài Bắc, Đài Loan, các thành viên của Hiệp hội đã bỏ phiếu nhất trí lựa chọn Trường Đại học Công nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị vào năm 2022.
Hội nghị thế giới về nông nghiệp điện toán (WCCA – World Congress on Computer in Agriculture) được khởi xướng bởi Mạng lưới toàn cầu trong nông nghiệp, thực phẩm và môi trường (INFITA) được tổ chức thường niên từ năm 2008. Hội đồng của INFITA bao gồm tổ chức thành viên là APFITA (châu Á), EFITA (châu Âu), PanFITA (châu Mỹ), ANITA (châu Phi), CIGR, FAO và IAALD.
Năm 2022, hội đồng của INFITA quyết định phối hợp tổ chức WCCA cùng với hội nghị APFITA 2022 tại Hà Nội, Việt Nam. Hội nghị Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APFITA 2022) sẽ diễn ra với chủ đề: “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông minh vì một nền nông nghiệp bền vững”, được tổ chức bởi trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), Hiệp hội công nghệ thông tin trong Nông nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APFITA), Mạng lưới toàn cầu về Công nghệ Thông tin trong nông nghiệp, thực phẩm và môi trường (INFITA), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD), Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA).
Hội nghị APFITA 2022 nhằm mục đích kết nối các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trường đại học, người học v.v từ khắp nơi trên thế giới với mục đích chia sẻ, thảo luận về những công nghệ tiên tiến, xu hướng, thách thức và giải pháp liên quan tới công nghệ thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao chuỗi giá trị trong nông nghiệp và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hội nghị Báo cáo khoa học trong diễn đàn sẽ diễn ra trong ngày 24/11/2022. Trường Đại học Công nghệ trân trọng thông báo và kính mời quý đồng nghiệp từ các Trường đại học, các nghiên cứu sinh, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp và Đại sứ quán gửi bài tham dự hội nghị cũng như chuyển tiếp thư này tới các cá nhân/ đơn vị có quan tâm. Sau đây là gợi ý chủ đề công nghệ nông nghiệp và những lĩnh vực liên quan:
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập