Ngày 25/09/2019, Trường Đại học Công nghệ đã tổ chức lễ ký kết với Đại học Quốc gia Belarus do GS. TS Vasily G. Safonov – Phó Hiệu trưởng dẫn đầu, cùng sự tham gia của bà Iryna N. Feklistova – Trưởng phòng thí nghiệm di truyền phân tử và Công nghệ sinh học.
Tham dự tiếp đoàn về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Phạm Minh Triển – Phó Trưởng phòng KHCN&HTPT; GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm khoa Công nghệ nông nghiệp.
Dựa trên thế mạnh của Trường ĐHCN và Đại học quốc gia Belarus hai bên sẽ hợp tác trong việc nghiên cứu về các vi sinh vật giúp nâng cao chất lượng của đất trồng thông qua việc tiêu diệt mầm bệnh truyền qua thực vật và đất, làm giàu chất dinh dưỡng của đất, và tăng độ phì nhiêu cho đất.
Thỏa thuận trong văn bản ký kết hướng đến thiết lập sự hợp tác lâu dài để nghiên cứu và phát triển các chủng khuẩn có ích cho nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực của các bên thông qua việc áp dụng các chương trình đào tạo và ứng dụng công nghệ sinh học.
Sau khi trao đổi quá trình thực hiện, lãnh đạo hai đơn vị đã thống nhất, bước đầu cả hai bên sẽ tạo lập bộ sưu tập các chủng vi khuẩn vùng rễ có khả năng kích thích sinh trưởng ở thực vật (PGPR) từ đất và bề mặt thực vật; nghiên cứu hoạt động đối kháng của các chủng trong bộ sưu tập; nghiên cứu khả năng cố định nitơ từ khí quyển và phân giải phosphate của các chủng; tạo loại phân bón vi sinh mới dựa trên các chủng vi khuẩn vùng rễ đã nghiên cứu nhằm lưu giữ và gia tăng độ phì nhiêu của đất.
Theo văn bản ký kết, thỏa thuận này có hiệu lực trong vòng 05 năm và hướng đến các hoạt động liên quan đến trao đổi thông tin, nghiên cứu và chuyển giao vật liệu giữa hai đơn vị. Hai bên sẽ trao đổi thông tin về diễn tiến, kết quả của dự án bao gồm việc trao đổi, thống nhất trong vấn đề sở hữu trí tuệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu về hoạt động nghiên cứu. GS. TS Vasily G. Safonov khẳng định Đại học Quốc gia Belarus sẽ cùng Trường ĐHCN chuyển giao các nguyên liệu để thực hiện nghiên cứu, cụ thể là nhận nuôi và lựa chọn các chủng vi sinh cho năng suất và chất lượng cao; cùng Trường ĐHCN hợp tác nghiên cứu, phân tích hoạt tính sinh học của các chủng, đồng thời cùng tham khảo ý kiến của Trường ĐHCN trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu liên quan đến quyền sở hữu và bảo hộ kết quả đạt được.
Đại học quốc gia Belarus (BSU) xếp thứ 334 trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS 2018, thứ 21 trong Bảng xếp hạng Đại học QS EECA.BSU được thành lập vào năm 1921, có trụ sở tại Minsk và là trường đại học lớn nhất nước này. Ngôi trường có khoảng 30.000 sinh viên, trong đó hai phần ba là sinh viên quốc tế với 57 ngành và hơn 200 chuyên ngành giảng dạy. Đội ngũ giảng viên tại đây lên tới 3.000 người.Sản phẩm công nghệ cao của Đại học Quốc gia Belarus đã giành được 21 huy chương và 11 bằng sáng chế tại các triển lãm quốc tế được tổ chức tại Liên bang Nga, Latvia, Balan, Belarus.
BSU được mệnh danh là trung tâm hợp tác quốc tế lớn nhất về giáo dục và khoa học trong nước, duy trì mối quan hệ đối tác với hơn 400 trường đại học và viện khoa học trên toàn thế giới.
Theo UET-News
https://uet.vnu.edu.vn/le-ky-ket-thoa-thuan-hop-tac-voi-dai-hoc-quoc-gia-belarus-trong-linh-vuc-cong-nghe-nong-nghiep/Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập