Làm nông nghiệp nhưng không phải “trông trời trông đất trông mây”, làm ra sản phẩm tươi ngon không phải lo “được mùa mất giá” … là ước mơ của cô gái trẻ khi theo học khoa Công nghệ Nông nghiệp của trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Lê Thị Vân (sinh năm 2002, quê ở Thanh Hóa) hiện là sinh viên khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Vân được biết đến với nhiều giải thưởng cao trong nghiên cứu khoa học cấp khoa, trường và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Vân sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông và thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ đi sớm về khuya, ở ngoài đồng nhiều hơn ở nhà với nỗi lo canh cánh về sản lượng thu hoạch. "Có những lần, em buồn khi nghe mẹ than thở bị đau đầu nhiều ngày vì phải đi phun thuốc trừ sâu. Khi em lớn hơn, việc học cần nhiều học phí đồng nghĩa với việc mẹ lại phải ra đồng nhiều hơn", Vân nhớ lại.
Chính nhờ hoàn cảnh gia đình khó khăn, Vân nhận thức được tầm quan trọng của việc học và có mục tiêu rõ ràng cho tương lai đó là phát triển nông nghiệp bằng công nghệ để mẹ em không phải đi phun thuốc sâu, không phải sớm chiều lam lũ trên ruộng đồng, không phải “trông trời trông đất trông mây”, không phải lo “được mùa mất giá” …
Và điểm dừng chân đầu tiên nữ sinh 2K lựa chọn đó là khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội để trau dồi kiến thức về nông nghiệp cũng như tiếp cận được với nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Vân đang thực hành tại phòng thí nghiệm. |
Không để bố mẹ thất vọng, ngay từ những năm học đầu tiên ở Đại học, Vân đã gặt hái được nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học như:
Đạt giải Nhất cuộc thi sinh viên NCKH cấp khoa, cấp trường ĐH Công nghệ Nông nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu phương pháp ức chế vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa”
Đạt giải Nhì cuộc thi sinh viên NCKH cấp Đại học quốc gia Hà Nội với đề tài: “Nghiên cứu phương pháp ức chế vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa”
Lọt vào vòng chung kết 1 cuộc thi “Sinh viên NCKH Euréka lần thứ XXIII năm 2021” do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức
Giấy khen “Sinh viên có nhiều đóng góp cho công tác tập thể” cấp trường năm học 2020 – 2021
Được bình xét là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020-2021
Bằng khen “Sinh viên 5 tốt” cấp trường năm học 2020-2021
Giấy khen “Sinh viên Giỏi” cấp trường năm học 2020-2021
Để duy trì được phong độ học tập đứng đầu khoa, Vân đã duy trì phương pháp học nhóm là chủ yếu kết hợp với tự học. Đặc biệt, bí quyết giúp nữ sinh đạt giải cao cho giải thưởng NCKH chỉ nằm ở hai chữ "chăm chỉ".
Cô bạn có nhiều giờ ở thư viện mỗi ngày để tìm tài liệu khoa học, đọc nhiều bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân. Với các môn học đại cương nặng lý thuyết, Vân dành thêm thời gian xem các bài giảng qua các kênh học tập trên mạng xã hội và cùng một số bạn trong lớp nhắc nhở nhau ôn bài.
"Em thường chọn nơi để trải nghiệm thực tế và soi chiếu kiến thức từ sách vở ra đời sống chính tại quê nhà - nơi bố mẹ em trồng rau nuôi lợn. Vì thế, đề tài em nghiên cứu gắn với bài toán phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lúa và em sẽ tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này nhằm hoàn thiện sản phẩm, từ đó cùng với các bạn bên nhóm máy bay không người lái trong khoa xây dựng một quy trình. Em mong muốn mảnh ruộng của gia đình em, cũng như cả cánh đồng của quê em sẽ là những cánh đồng không dấu chân, nghĩa là việc chăm sóc sức khỏe cây trồng đều được hỗ trợ bởi công nghệ" - Vân nói.
Trở thành Đảng viên từ năm học lớp 12, Vân tự hào kể về hành trình nỗ lực suốt 3 năm để đủ điều kiện kết nạp vào Đảng. Nữ sinh đã nỗ lực học tập để luôn giữ thành tích top đầu của trường, tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, tích cực tham gia các công tác, hoạt động của đoàn trường. "Là một Đảng viên trẻ, em phải cố gắng học hỏi rất nhiều từ các anh chị, cô chú đi trước đồng thời phải là người tiên phong gương mẫu cho các bạn trong lớp. Những áp lực nhỏ ấy đã giúp em rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân, trở nên trưởng thành hơn. Hơn hết, để cháy hết mình với sức trẻ, mang sự nhiệt huyết tình yêu đời của mình đến mọi người, em nghĩ Đảng chính là nơi để em có thể cống hiến và thực hiện ước muốn đó của bản thân", nữ sinh viên năm 2 bộc bạch.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập