Phùng Trường Trinh (SN 2003) - sinh viên năm cuối Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã sở hữu một số công bố quốc tế cùng sáng chế về hệ thống lên men tự động.
“Cố thủ” trong phòng nghiên cứu
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Ba Vì (Hà Nội), nơi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, từ nhỏ, Trường Trinh đã thấu hiểu sự vất vả của bố mẹ, người dân trong làng khi giá trị hoa màu thu lại luôn bấp bênh và không tương xứng với công sức bỏ ra.
Ngày đó, kinh tế của gia đình Trinh chủ yếu dựa vào những thửa ruộng. Do năng suất thấp, sau này gia đình em chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm, song vẫn không đạt kỳ vọng. Bởi người dân vẫn còn phụ thuộc vào phương pháp trồng trọt truyền thống, kinh nghiệm truyền miệng nên năng suất và chất lượng nông sản còn hạn chế.
Hình ảnh mẹ cặm cụi ngoài nắng, cha lặng lẽ tính toán từng đồng từ vụ mùa thất bát luôn hiện lên trong tâm trí Trinh. “Làm nông không thể mãi phụ thuộc vào may rủi”, Trinh tự nhủ. Điều này đã thôi thúc Trinh quyết tâm theo đuổi ngành Công nghệ Nông nghiệp với niềm hy vọng, quyết tâm thay đổi “diện mạo” của những thửa ruộng quê hương.
Trong hai năm đầu, nhiều lần Trinh cảm thấy hoang mang và chán nản bởi những kiến thức đại cương khô khan, khó nhằn. Nhận thấy việc chỉ học lý thuyết trên lớp là chưa đủ, cuối năm 2, nam sinh đã chủ động đến phòng nghiên cứu (lab) của khoa, mạnh dạn đề xuất được tham gia nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô.
Thời gian đầu tại lab, Trường Trinh chưa được thầy cô giao việc ngay mà em phải tự học và tìm hiểu độc lập. Hằng ngày, chàng sinh viên đều kiên trì đến lab, "cố thủ" một chỗ để lập trình và đào sâu những kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu.
“Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất bởi em phải tự bơi trong biển kiến thức khổng lồ, chạm đến cái gì cũng mới, cũng phải tìm tòi”, nam sinh tâm sự. Những ngày viết báo cáo, Trinh thường tự nhốt mình trong lab từ 7 giờ sáng đến 10h tối để tập trung làm việc và đảm bảo tiến độ. Thậm chí, có hôm sau khi về nhà em lại tiếp tục ngồi trước máy tính để hoàn thành những phần còn dang dở rồi mới yên tâm đi ngủ.
Trong quá trình nghiên cứu đó, nam sinh cũng từng rơi vào những tình huống trớ trêu do chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi thực hiện nghiên cứu tổng quan về ứng dụng của thiết bị bay không người lái (UAV) trên đồng ruộng, Trinh thường xuyên di chuyển quãng đường 30km mỗi tuần để thu thập dữ liệu số và ảnh của vườn sắn tại Hòa Lạc.
“6 tháng miệt mài bay UAV để quan sát từng luống sắn nhưng khi nhận lại dữ liệu, em đã tưởng nó là rác bởi hình ảnh không đồng đều và chất lượng không đạt tiêu chuẩn”, nam sinh nhớ lại.
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS. Chu Đức Hà - giảng viên hướng dẫn Trường Trinh cho biết: “Trinh có sự tự tin và quyết tâm cao độ trong việc học nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng. Dù xuất phát điểm khiêm tốn nhưng bạn luôn kiên trì, chủ động tìm kiếm và trau dồi kiến thức. Tôi tin rằng, với tinh thần này Trinh sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai”.
Sáng chế hệ thống lên men thực phẩm tự động
Đối với Trường Trinh, điều thú vị nhất của nghiên cứu khoa học là có thể áp dụng được những kiến thức mình nghiên cứu vào thực tế cuộc sống. Ngay từ nghiên cứu đầu tiên về công nghệ IoT, nam sinh đã tự thiết kế một hệ thống tưới nước tự động cho gia đình.
Trong số các nghiên cứu của mình, Trinh đặc biệt tâm đắc về “Hệ thống lên men thực phẩm tự động” bởi đây không chỉ là ý tưởng khoa học mới mẻ mà còn có thể ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của người Việt. Viên men này là sự kết hợp thông minh của công nghệ tự động hóa, công nghệ IoT và công nghệ sinh học, nhằm giải quyết vấn đề thời gian và an toàn thực phẩm khi sản xuất thực phẩm muối chua.
Theo nam sinh, người Việt có thói quen ăn đồ muối chua hằng ngày, tuy nhiên thời gian lên men dài (từ 36 - 48 tiếng), trong khi sản phẩm công nghiệp lại không đảm bảo an toàn vệ sinh. Hơn nữa, nếu không muối loại đồ ăn này đúng cách có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm khuẩn, ung thư.
Chính vì lẽ đó, Trinh quyết định thực nghiệm kết quả nghiên cứu về viên men của mình vào việc muối cà và dưa. Sau hơn 1 năm miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm, kết quả cho thấy việc sử dụng viên men này có thể rút ngắn thời gian muối dưa xuống chỉ còn 12 - 24 tiếng, đồng thời đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Ý tưởng này đã được Trường Trinh mang đi tham dự các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ ban giám khảo. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã đăng ký độc quyền sáng chế và đang trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường.
TS. Lê Thị Hiên - Phó chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đánh giá, Trinh là một trong những sinh viên tiềm năng có thể tiếp cận nhanh với ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp ở Việt Nam. Từ năm đầu đại học, Trinh đã thể hiện tinh thần cầu thị, học tập tích cực, chủ động đổi mới sáng tạo và có khát khao đạt được kết quả nghiên cứu cao hơn.
Một số thành tích nổi bật của Trường Trinh:- Đồng tác giả của sáng chế “Hệ thống lên men chua tự động”;
- Tác giả chính của 4 bài báo khoa học; đồng tác giả của 7 bài báo khoa học trong nước và quốc tế;
- Giải Nhì “Sinh viên Nghiên cứu khoa học 2024” cấp trường;
- Giải Nhất Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa năm 2023 - 2024;
- Quán quân “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ Quốc gia” năm 2023;
- Giải Ba cuộc thi Bệ phóng khởi nghiệp - Startup Launchpad lần thứ I do Hội SVVN thành phố Hà Nội tổ chức;
- Top 10 cuộc thi thử thách khởi nghiệp “Thành phố sáng tạo thông minh - startup city” năm 2024 do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức.
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập