Hội Nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam phối hợp với Đại học Đông Á và Đại học Tây Nguyên vừa tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 22”. Hội thảo có sự tham gia của hơn 130 đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, giảng viên và sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, ngành nông nghiệp trong cả nước. Tại Hội thảo, giảng viên trẻ khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã vinh dự nhận bằng khen về những đóng góp lớn về những đóng góp trong lĩnh vực bệnh cây.
Hội thảo quốc gia về Bệnh hại thực vật lần thứ 22 do Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam, Trường Đại học Đông Á, Trường Đại học Tây Nguyên phối hợp tổ chức tại Thành phố Ban Mê Thuật từ ngày 21-23/7/2023 với trên 130 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy, sinh viên ở các Viện, trường Đại học trên cả nước tham dự, còn có các công ty liên quan ngành nông nghiệp, các cơ quan quản lý ở tình Đắc Lác tham dự. Hội thảo với những báo cáo khoa học cả chuyên sâu và tính ứng dụng cao đã làm lên thành công của Hội thảo rất chất lượng và học thuật.
Theo GS.TS Vũ Triệu Mân, Chủ tịch Hội nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam, đơn vị đã tổ chức 22 hội thảo cấp quốc gia, công bố 693 công trình nghiên cứu khoa học, trong đó có 564 công trình có ứng dụng phòng trừ trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho cây trồng. Nhiều vi sinh vật gây bệnh mới có tên các tác giả Việt Nam đã có trong ngân hàng gene của thế giới.
Những năm qua, Hội đã tạo ra các giống, dòng cây chống chịu sâu bệnh, phương hướng phòng trừ mới; sản xuất nhiều sản phẩm chẩn đoán và chế phẩm sinh học. Nổi bật là Hội đã đóng góp quan trọng trong việc dập tắt dịch bệnh lúa lùn xoăn lá, lúa vàng lùn tại miền Tây Nam bộ. Các biện pháp phòng trừ của Hội đã đi đúng hướng bảo vệ môi trường với nhiều biện pháp sinh học và canh tác kết hợp.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã trình bày 11 báo cáo khoa học với các đề tài như: Giống kháng bệnh trong kỷ nguyên omics, triển vọng quản lý bền vững bệnh hại thực vật, ứng dụng vi sinh vật trong quản lí tuyến trùng, bệnh héo rũ Panama trên chuối ở Việt Nam và định hướng nghiên cứu, xác định tác nhân gây bệnh héo xanh trên cây khoai lang… Đây là những góc nhìn chuyên môn sâu, những kết quả nghiên cứu công phu về bệnh hại thực vật, ứng dụng công nghệ trong bảo vệ thực vật và tối ưu hóa năng suất cây trồng.
Hội thảo đã tạo không gian để đại biểu trao đổi kiến thức, chia sẻ sáng kiến, đề xuất các biện pháp kỹ thuật mang tính ứng dụng cao thuộc lĩnh vực bệnh hại thực vật tại Việt Nam. Hội thảo cũng là diễn đàn phát triển các hợp tác đa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, đóng góp nhiều giải pháp hiệu quả trong phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm.
Tại Hội thảo, giảng viên trẻ khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã vinh dự nhận bằng khen về những đóng góp lớn về những đóng góp trong lĩnh vực bệnh cây của Hội Nghiên cứu Bệnh hại Việt Nam. Trong giai đoạn 2022-2023, TS. Chu Đức Hà đã có gần 30 công trình khoa học liên quan đến tìm hiểu cơ chế đáp ứng tác nhân gây bệnh ở cây trồng bằng công cụ tin sinh học. Những kết quả này bước đầu đã cung cấp những gene ứng viên nhằm định hướng cho cải thiện đặc tính kháng của cây trồng.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập