Để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp 4.0) của thị trường, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội tuyển sinh đại học ngành Công nghệ nông nghiệp để đào tạo các kỹ sư Công nghệ cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
1 – NGÀNH TUYỂN SINH
KỸ SƯ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP (ENGINEER IN AGRICULTURAL TECHNOLOGY )
* Mã xét tuyển: CN10
* Chỉ tiêu tuyển sinh: 60 sinh viên/khóa
Trong đó 5 chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
http://tuyensinh.vnu.edu.vn/index.php/Home/viewnganh/148
https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/?p=1745&fbclid=IwAR1Blr-HB0mmAe1x_5nxBl1MMbuvBWfIM4Evogo3KpLlSo4TuGsS_ClvqVE
Tổ hợp xét tuyển : A00: Toán, Lý, Hóa A01: Toán, Lý, Anh A02: Toán, Lý, Sinh B00: Toán, Hóa, Sinh
2 – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chi tiết xem tại: https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/?p=1057
3 – VỊ TRÍ VIỆC LÀM
4 – CƠ SỞ VẬT CHẤT
100% CÁC PHÒNG HỌC CỦA ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀU ĐƯỢC TRANG BỊ ĐIỀU HÒA VỚI CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
- Trường Đại học Công nghệ có 03 khu giảng đường với tổng diện tích 4500 m2 với gần 40 phòng học và 35 phòng thí nghiệm, trong đó có hơn 90% đạt chuẩn giảng đường văn minh.
- 100% các phòng học được thiết kế hiện đại:
- Hệ thống điều hòa trung tâm mát lạnh.
- Hệ thống cửa kính cách âm và cách nhiệt để đảm bảo môi trường học tập yên tĩnh.
- Hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED.
- Các lớp học được trang bị máy chiếu, bảng trượt hai lớp và bàn ghế mới.
- Không gian sảnh nối giữa các phòng học được thiết kế rộng, thoáng đáp ứng nhu cầu nghỉ giữa giờ và các hoạt động tập thể, giao lưu của sinh viên.
Ngoài ra xung quanh trường còn có rất nhiều không xanh, cảnh quan đẹp cũng như gần các trường đại học khác rất thuận lợi cho việc giao lưu sinh viên giữa các trường.
Giảng đường được trang bị các thiết bị đa phương tiên và điều hòa, phòng máy tính chất lượng cao, Wifi phủ sóng toàn trường, khu nhà màng phục vụ thực nghiệm nông nghiệp, thư viện online và offline với nhiều sách học và tham khảo miễn phí.
KTX an toàn, tiện nghi, sạch sẽ, có wifi, Cung liên hợp thể thao đầy đủ tiện nghi, hiện đại.
5 – HỌC TẬP VÀ NGOẠI KHÓA
Trong quá trình học tập, sinh viên được đi tham quan, học tập tại các Viện, Doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó sinh viên còn được tham dự các câu lạc bộ khởi nghiệp, nguồn nhân lực, thuyết trình, các hoạt động rèn luyện, thi đấu thể thao, văn nghệ,...
Sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp tham quan, học tập tại Viện Di truyền Nông nghiệp và VinEco Tam Đảo.
Sinh viên làm nghiên cứu khoa học tại Viện di truyền Nông nghiệp
Sinh viên khoa Công nghệ Nông nghiệp trải nghiệm và học tập tại trang trại Kiku Bara
7 – HỢP TÁC
Khoa CNNN, trường ĐHCN, ĐHQGHN hợp tác với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu để thực hiện mô hình Trường – Viện – Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động thực tập cho sinh viên và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực CNNN. Các đơn vị hợp tác: Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), công ty TNHH VinEco, công ty TNHH Yamabunn (Nhật Bản), công ty TNHH Agrimedia, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trường Đại học Tổng hợp QG Belarus, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Bảo vệ thực vật. Trung tâm rau – hoa – quả, viện CNSH nông nghiệp,Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ, Hợp tác xã Tâm An,...
Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) sẽ bao đầu ra sinh viên ngành CNNN cho các doanh nghiệp thuộc hiệp hôi và hỗ trỡ các hoạt động để sinh viên tiếp xúc thực tế với doanh nghiệp nông nghiệp.
Khoa Công nghệ Nông nghiệp trao đổi hợp tác với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ và Hợp tác xã Tâm An
8 – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Xem câu trả lời tại: http://fat.uet.vnu.edu.vn/cac-cau-hoi-thuong-gap
1. Ngành Công nghệ nông nghiệp đào tạo tại Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội có gì khác với các ngành nông nghiệp đang được đào tạo tại các đơn vị khác?
2. Ngành CNNN tuyển sinh khối nào?
3. Chương trình đào tạo kỹ sư CNNN gồm những môn học nào?
4. Sinh viên học ngành CNNN được thực hành, thực tập ở đâu?
5. Kỹ sư CNNN ra làm việc ở đâu?
6. Điểm chuẩn của khoa công nghệ nông nghiệp?
Các bạn hãy cùng lắng nghe chia sẻ của GS.TS. Lê Huy Hàm - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp trong video "Giải mã ngành Công nghệ Nông nghiệp" nhé !
https://www.facebook.com/TVTS.UET.VNU/videos/2531889690396903/
9 – Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA VÀ SINH VIÊN
ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA)
“Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chứng kiến những khởi sắc rõ rệt nhất với những triển vọng to lớn, hứa hẹn sẽ là một trong những ngành đạt được bứt phá trong tương lai.” Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) ra đời nhằm củng cố sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng “Giàu từ Nông nghiệp”
BÀ PHẠM MỸ LINH – Giám đốc phụ trách sản xuất VinEco khu vực miền Bắc
“Nông nghiệp công nghệ cao đang rất cần các kỹ sư về công nghệ và có hiểu biết về nông nghiệp để có thể thiết kế, chế tạo, sửa chữa hệ thống thiết bị nông nghiệp công nghệ cao cho nông nghiệp.”
ÔNG MATSUMURA – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Yamabun Nhật Bản
“Nông nghiệp của Việt Nam đang rất tập trung vào khâu canh tác, nhưng để sản xuất được nông sản đảm bảo an toàn và đến tay người tiêu dùng thì cần phải làm đủ 5 công đoạn: canh tác, bảo quản, chế biến, logistics và marketing. Chính vì vậy, kỹ sư CNNN cần có hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản”.
Sinh viên HOÀNG THỊ HỒNG NGA – Thủ khoa đầu vào ngành Công nghệ nông nghiệp
Bước chân vào cánh cổng Trường ĐHCN mình cứ ngỡ sẽ cặm cụi với màn hình laptop cùng những dòng code khô khan, nhưng thực sự nơi đây không thiếu các hoạt động bùng cháy tuổi thanh xuân, tiêu biểu như UET CONNECT. Học đại học càng đáng giá hơn nữa bởi ngành CNNN đang rất hot mà mình đã chọn. Với tiềm năng nông nghiệp nước nhà trong thời đại 4.0 cùng niềm đam mê công nghệ thì đây là ngành học hoàn toàn phù hợp với bất cứ ai hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao.
Sinh viên NGUYỄN NHƯ DUY – Khát vọng khởi nghiệp nông nghiệp bằng công nghệ
“Nông nghiệp là lợi thế kinh tế của Việt Nam, không ai quay lưng với lợi thế của mình!” Nhưng trong xã hội 4.0, nông nghiệp cần phải có bước chuyển mình căn bản. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, chúng tôi đã tiên phong là những sinh viên khoá đầu tiên của khoa CNNN. Còn bạn? Liệu bạn có đủ tự tin để cùng chúng tôi cống hiến cho nền nông nghiệp Việt Nam, cho người nông dân, hay suy cho cùng là cho chính bản thân bạn?”
10 – LIÊN HỆ
*Phòng Đào tạo Đại học Công nghệ nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 02437547865
* Khoa Công nghệ Nông nghiệp: P 312 Nhà G2,
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 0979906315
Chào mừng bạn đến với Khoa Công Nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN !
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập