Tuyển sinh 2019: Tiên phong đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao

Trong nền kinh tế quốc dân, vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng quan trọng. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững đang là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Cùng với nỗ lực của quốc gia, ĐHQGHN đã tiên phong thành lập Khoa Công nghệ Nông nghiệp thuộc Trường ĐH Công nghệ với định hướng đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực nông nghiệp.

09:54 01/04/19 505 lượt xem
Mục lục
Nông nghiệp – lợi thế kinh tế căn bản của Việt Nam
Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP. Đây là ngành có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và có lợi thế cạnh tranh số một của Việt Nam.
Hiện nay, nhu cầu nông sản của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới không chỉ tăng về số lượng mà còn yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng trong khi nguồn lực ngày càng khan hiếm. Dự đoán đến năm 2050, ước tính nhu cầu lương thực thực phẩm của người Việt Nam tăng 62%. Trong khi đó, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam chiếm 42% nhưng chỉ đóng góp khoảng 25% GDP.
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện và thế mạnh về nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các đánh giá, chúng ta chưa tận dụng được các thế mạnh này. Để phát triển nông nghiệp cần phát triển đồng bộ chuỗi cung ứng: canh tác, bảo quản, chế biến, logistics và marketing. Trong khi đó, nền nông nghiệp Việt Nam mới chú trọng chủ yếu vào khâu canh tác, các khâu còn lại chưa được quan tâm phát triển đúng mức nên giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Chính vì vậy, lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng.

Nông nghiệp công nghệ cao – xu thế tất yếu của kỷ nguyên số

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nông nghiệp công nghệ cao là ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: công nghệ thông tin, điều khiển tự động hóa, truyền thông, công nghệ viễn thám, kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học… trong lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản, nhằm góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Công nghệ nông nghiệp có thể được ứng dụng trên cánh đồng hoặc trong chuỗi cung ứng nông sản.

Đặc trưng của nền nông nghiệp thông minh là số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trường, vận chuyển, chế biến, marketing và tiêu dùng thông qua hệ thống kết nối internet vạn vật; ứng dụng kết hợp các công nghệ điều hành, điều khiển, công nghệ vật liệu và công nghệ sinh học trong tổ chức nông trường; tự động hóa và thông minh hóa các hệ thống điều hành hoạt động trong chuỗi giá trị thực phẩm nông sản từ nông trại đến bàn ăn để đảm bảo cho chuỗi thực phẩm nông sản diễn ra liên tục hiệu quả và bền vững.

Các xu hướng công nghệ được nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp thông minh là: Quản lý nông nghiệp (quản lý chuỗi thực phẩm nông sản thông minh, ứng dụng phân tích dữ liệu và điện toán đám mây…), quản lý thiên nhiên và môi trường (công nghệ viễn thám, dự báo thời tiết và cảnh báo sớm thiên tai…), thủy lợi (công nghệ tưới nhỏ giọt theo nhu cầu), trồng trọt (hệ thống nhà màng điều khiển tự động, cảm biến…), chăn nuôi (gắn thiết bị cảm biến lên từng vật nuôi để theo dõi, xử lý chuồng trại bằng công nghệ cao)…

Cùng với xu hướng chung của thế giới trong công cuộc phát triển nền nông nghiệp thông minh, phát triển nông nghiệp bền vững bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, triển vọng và mang lại nhiều đóng góp quan trọng cho kinh tế – xã hội Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp 4.0

Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, nhân lực khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, có khả năng ứng dụng các công nghệ cao cũng như có hiểu biết và kỹ năng cả về công nghệ, nông nghiệp và quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, ĐHQGHN đã phê duyệt và giao Trường ĐH Công nghệ mở chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp bắt đầu tư kỳ tuyển sinh đại học năm 2019 với 60 chỉ tiêu.

Chương trình đào tạo kéo dài trong vòng 4.5 năm nhằm đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ số, công nghệ điện tử, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học… có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

Ngành Công nghệ nông nghiệp được thiết kế với định hướng phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Kỹ sư ngành Công nghệ nông nghiệp có khả năng: Thiết kế, chế tạo, khai thác, vận hành, bảo trì các hệ thống thiết bị công nghệ sử dụng trong nông nghiệp và quản lý hệ thống nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin, truyền thông và tự động hóa; Phát triển và ứng dụng các quy trình công nghệ cho nuôi trồng đối với các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản; phát triển các chế phẩm sinh học ứng dụng trong nông nghiệp; Hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao; Kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp; Cán bộ quản lý dự án và tư vấn chính sách về nông nghiệp công nghệ cao ở các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Sở/Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở/Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp; các vị trí khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điều khiển tự động và Công nghệ sinh học.

Các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề công nghệ nông nghiệp hưởng lương và việc làm quốc tế thu nhập cao tại các tổ chức quốc tế về Công nghệ nông nghiệp: Mỹ, Nhật, Israel …cũng đang khan hiếm nguồn lao động từ các khối ngành công nghệ nông nghiệp.

Với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Công nghệ nông nghiệp sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn và khả năng thích ứng nghề nghiệp hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N23822/Tuyen-sinh-2019:-Tien-phong-dao-tao-nhan-luc-nong-nghiep-cong-nghe-cao.htm

ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH KỸ SƯ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP

http://tuyensinh.vnu.edu.vn/index.php/Home/viewnganh/148

 
Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và nền nông nghiệp bền vững

Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.

08:33 01/08/24 502 lượt xem
Khoa Công nghệ Nông nghiệp: 5 năm hình thành và khẳng định vị thế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp

Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.

15:12 20/12/23 563 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.374 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.659 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.631 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.841 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 4.228 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 3.892 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.841 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram