Năm 2018, Đoàn Trường Đại học Công nghệ đã thực hiện chuyến tham quan, khảo sát các mô hình Nông nghiệp cao tại Đà Lạt, Thành phố ngàn hoa và cũng là nơi có những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất.
Phần 1. Langbiang Farm và mô hình cà phê sinh thái Green Box
Năm 2018, Đoàn Trường Đại học Công nghệ đã thực hiện chuyến tham quan, khảo sát các mô hình Nông nghiệp cao tại Đà Lạt, Thành phố ngàn hoa và cũng là nơi có những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất.
Nói đến mô hình nông nghiệp công nghệ cao và có những ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất tại Đà Lạt, không thể không nhắc đến Cty TNHH Trang trại Langbiang (Langbiang Farm).
Đoàn rất vinh dự được đích thân Giám Đốc Langbiang Farm là Ông Trần Huy Đường đưa đi tham quan các Trang trại của mình.
Ông Đường chia sẻ, hai vợ chồng ông người bỏ ghế trưởng phòng ở Bưu điện, người bỏ nghề giáo về làm nông dân chỉ vì một thứ “Tình yêu hoa Đà Lạt”
Ngay sau đó ông đã thành lập công ty Langbiang farm. Công ty có hai trang trại, chuyên sản xuất giống hoa, hoa thương phẩm, giá thể trồng hoa, rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất giá thể và phân bón phục vụ cho sản xuất của các trang trại trong công ty và cung cấp cho nhiều hộ nông dân trong vùng.
Chỉ riêng trang trại chuyên trồng hoa, bình quân mỗi năm, mỗi ha đang cho doanh thu rất ấn tượng từ 4 – 7 tỷ đồng. Tổng doanh thu của công ty hiện vào khoảng 40 – 50 tỷ đồng/năm. Trong đó, lợi nhuận đạt từ 15 – 25%.
Nguyên nhân dẫn đến thành công đó chính từ việc ông đã sớm áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất. Phần lớn những công nghệ cao hiện có tại Lâm Đồng, đều đã được ông sớm áp dụng vào các trang trại của mình như trồng rau thủy canh, trồng rau khí canh, autopot (hệ thống canh tác thủy canh cho phép phân phối nước và dinh dưỡng tự động theo nhu cầu của cây)… Chính vì vậy, Cty TNHH Trang trại Langbiang đã được Bộ NN-PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Không dừng lại ở đó, ông Đường đã mạnh dạn áp dụng một số công nghệ thông minh vào trang trại của mình, điển hình là công nghệ IoT (Internet kết nối vạn vật). Theo đó, trong vườn sử dụng các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động qua mạng Internet trong suốt quá trình sản xuất. Công nghệ này giúp cải thiện khí hậu trong nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất… Hiện Langbiang Farm đang được coi là một trong những cơ sở tiêu biểu về ứng dụng IoT vào sản xuất ở Lâm Đồng.
Quán cà phê Green Box nằm trong một khu vườn vừa sản xuất, vừa mang tính trình diễn những mô hình sản xuất NNCNC như autopot, thủy canh, khí canh… với thiết kế thân thiện, độc đáo, mang đậm nét của một trang trại Đà Lạt. Ngay từ lối đi vào quán, đã được trang trí bằng những dây cà chua leo dàn, lúc lỉu quả vàng, đỏ… Trên những bàn gỗ uống cà phê, được trang trí không phải bằng những bình hoa mà là những bình thủy tinh trồng xà lách theo lối thủy canh .
Những loại cây trồng ở đây gồm cà chua bi, xà lách, dâu tây, lan hồ điệp, lan vũ nữ… Khách đến uống cà phê có thể dời chỗ ngồi của mình, đi vài bước là vào vườn, tha hồ xem tận mắt cảnh công nhân chăm sóc từng cây cà chua, chậu lan hồ điệp hay giàn dâu tây, xà lách trồng thủy canh. Ông Đường cho hay, những mô hình sản xuất NNCNC có rất nhiều ở Lâm Đồng. Nhưng muốn tới xem trực tiếp, du khách và người dân TP Đà Lạt phải đi xa. Vì thế, Green Box đã đáp ứng được nhu cầu muốn tham quan những mô hình sản xuất.
Mô hình độc đáo này được lên ý tưởng từ mô hình du lịch nông nghiệp xanh của Malaysia và Nhật Bản mà ông đã từng trải nghiệm.
Với phương châm “from farm to table”, Green Box đem đế cho những thực khách của mình những món thức uống, thức ăn được chế biến tại chỗ và từ những nông sản, cây trồng ngay trong nông trại, đây là điểm công rất lớn của Green Box.
Những ly sinh tố được chế biến từ nông sản sạch ngay tại nông trại được chính tay bạn hái xuống sẽ là món uống ngon nhất dành riêng cho bạn. Đây thực sự là một mô hình hết sức mới lạ và tuyệt vời mà ít nơi có được.
Khách ra về còn có thể mua những sản phẩm tươi ngon, vừa thu hoạch từ trang trại để làm quà.
Cảm ơn vợ chồng Ông Trần Huy Đường đã chia sẻ các kinh nghiệm và trăn trở của ông bà khi làm nông nghiệp công nghệ cao giúp cho đoàn Trường ĐH Công nghệ có một buổi tham quan, khảo sát vô cùng bổ ích và ý nghĩa. Cảm ơn tình yêu chân thành của ông bà nông nghiệp và công nghệ để sáng tạo làm nên những sản phẩm thực sự có ý nghĩa với người dân nơi đây và du khách thập phương đến với Đà Lạt.
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập