Ngày 16/02/2023, dưới sự chỉ đạo của BCH Đoàn trường Đại học Công nghệ, sự giám sát của LCĐ Khoa Công nghệ Nông nghiệp, chi Đoàn K66AG đã tổ chức thành công Đại hội chi Đoàn cho toàn thể các đồng chí Đoàn viên trong chi Đoàn.
Tham dự đại hội, về phía Ban Chấp hành Liên chi Đoàn khoa Công nghệ Nông nghiệp, có đồng chí Chu Đức Hà - Bí thư BCH LCĐ khoa Công nghệ Nông nghiệp, đồng chí Lưu Thị Quỳnh Trang – Phó Bí thư BCH LCĐ khoa Công nghệ Nông nghiệp, đồng chí Nguyễn Thanh Tình - Bí thư lâm thời chi Đoàn K67AG cùng với tất cả 41/41 bạn Đoàn viên Thanh niên thuộc chi Đoàn K66AG.
Đại hội Chi Đoàn là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Liên chi Đoàn khoa Công nghệ Nông nghiệp. Đại hội có nhiệm vụ tìm và bầu ra Ban Chấp hành chi Đoàn K66AG để hướng tới hoàn thiện toàn bộ máy BCH Liên chi Đoàn Khoa Công nghệ Nông nghiệp. Đại hội đã thống nhất và bầu:
- Đồng chí Hà Quang Hưng (ngày sinh 15/12/2003, mã số sinh viên: 21020825) giữ chức Bí thư chi Đoàn k66AG.
- Đồng chí Chu Viết Kiên (ngày sinh 31/07/2003, mã số sinh viên: 21020830) giữ chức Phó Bí thư chi Đoàn k66AG.
- Đồng chí Đặng Ngọc Khiêm (ngày sinh 18/08/2003, mã số sinh viên: 21020829) làm Ủy viên chi Đoàn k66AG.
Cùng chung thời gian diễn ra sự kiện đó, Đại hội cũng bầu ra Ban Chấp hành chi Hội K66AG nhiệm kỳ 2023 - 2024. Đại hội đã thống nhất và bầu:
- Đồng chí Chu Viết Kiên (ngày sinh 31/07/2003, mã số sinh viên: 21020830) làm chức danh Chi Hội trưởng k66AG.
- Đồng chí Mai Thị Kim Khánh (ngày sinh 02/09/2003, mã số sinh viên: 21020827) làm chức danh Chi Hội phó k66AG.
- Đồng chí Bùi Gia Tân (ngày sinh 16/01/2001, mã số sinh viên: 21020849) giữ chức Ủy viên chi Hội k66AG.
Với những cái tên được nhận nhiều sự tin tưởng và tín nhiệm từ các bạn Đoàn viên Thanh niên thuộc chi Đoàn K66AG, xin chúc cho Ban Cán sự, Ban Chấp hành mới của Chi Đoàn, Chi Hội K66AG sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và giúp cho Chi Đoàn, Chi Hội K66AG vững mạnh, đoàn kết, góp phần vào sự phát triển của Liên chi Đoàn Khoa Công nghệ Nông nghiệp.
Chào đón Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Mô - Phôi và Tế bào học, chính thức về công tác tại Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ ngày 01/7/2025.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập