Sinh viên ngành Công nghệ nông nghiệp thực hành tách chiết tinh dầu từ thực vật

Đầu tháng 12 năm 2020, sinh viên năm thứ hai Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã có buổi học tập ngoại khóa về tách chiết tinh dầu từ thực vật tại phòng thực hành Hóa hữu cơ - Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN dưới  sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Thị Thanh Vân, PGS. TS Lê Tuấn Anh và TS Lê Thị Hiên. Trong buổi thực hành này sinh viên được hướng dẫn lắp hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước, cất đơn và tinh chiết tinh dầu bằng dung môi.

16:28 16/12/20 1.583 lượt xem
Mục lục

        Đầu tháng 12 năm 2020, sinh viên năm thứ hai Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã có buổi học tập ngoại khóa về tách chiết tinh dầu từ thực vật tại phòng thực hành Hóa hữu cơ - Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN dưới  sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Thị Thanh Vân, PGS. TS Lê Tuấn Anh và TS Lê Thị Hiên. Trong buổi thực hành này sinh viên được hướng dẫn lắp hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước, cất đơn và tinh chiết tinh dầu bằng dung môi.

        Trong 30 phút đầu tiên sinh viên được làm quen với nội quy phòng thí nghiệm và được hướng dẫn sơ bộ quy trình, kĩ thuật tách chiết.

        Đầu tiên sinh viên được hướng dẫn cân nguyên liệu bằng cân kỹ thuật. Nguyên liệu là những thực vât có chứa nhiều tinh dầu như củ và lá sả, vỏ của các loại quả có múi như chanh, cam, bưởi, lá bạc hà hay cánh hoa hồng…. Tiếp đó, sinh viên được hướng dẫn để tự tay lắp hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước bào gồm: một nồi hơi nối với bình cầu ba cổ chứa nguyên liệu để tách tinh dầu nối với một ống sinh hàn và một bình tam giác để đựng nước và tinh dầu ngưng tụ. Quy trình lắp đặt khá khắt khe, yêu cầu đúng và đầy đủ các bước để đảm bảo an toàn và hiệu suất tách chiết cao. Sau khi kết thúc quá trình tách chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, sản phẩm thu được là dung dịch huyền phù nước và tinh dầu thơm mùi tinh dầu.

        Vì lượng tinh dầu không nhiều và đang phân tán trong nước, nên sinh viên được hướng dẫn sử dụng dung môi hữu cơ dễ bay hơi diethyl ête và phễu chiết để chiết tinh dầu ra khỏi nước. Sau ba lần chiết, sản phẩm thu được là hỗn hợp ête chứa tinh dầu.



         Cuối cùng, sinh viên được hướng dẫn lắp hệ thống cất đơn cách thủy để tách ête ra khỏi tinh dầu để thu nhận được tinh dầu nguyên chất. Vì tinh dầu chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong các thực vật khác nhau nên có một số nhóm đã thu được tinh dầu, trong khi các nhóm khác thì không. Từ đó, các bạn sinh viên đã rút ra cho mình được một số bài học khi chọn nguyên vật liệu để tách tinh dầu. 

        Sau buổi thực hành, sinh viên được tham quan Khoa Hóa và chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô trong buổi học tập.

        Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Hóa học - Trường ĐH KHTN đã giúp cho sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp có buổi thực hành với nhiều kiến thức thực tế, hữu ích. Đồng thời giúp cho sinh viên biết, hiểu hơn về quy trình tách chiết tinh dầu cơ bản từ thực vật.
Một số hình ảnh khác của buổi thực hành:

 
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà
 
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà
 
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà
 
Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và trong nhà
 
Hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng
 
 - Nguyễn Thành Long, Lê Thị Hiên tổng hợp -
TIN VUI TỪ KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Chào đón Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Mô - Phôi và Tế bào học, chính thức về công tác tại Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ ngày 01/7/2025.

10:29 01/07/25 56 lượt xem
SÁNG THỨ 7 RỰC RỠ CÙNG NGÀY HỘI GIA ĐÌNH ĐHQGHN LẦN THỨ 3 - 2025

12:24 20/04/25 155 lượt xem
🌿 AI – Lời giải cho một nền nông nghiệp “xanh và thông minh” 🤖

19:04 18/04/25 172 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 2.078 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 3.332 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.986 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 3.209 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 6.820 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.480 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 3.332 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram