Với mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của xã hội, sinh viên của Khoa Công nghệ Nông nghiệp (CNNN) được tham gia các đợt thăm quan, học tập, kiến tập tại các công ty, doanh nghiệp và viện nghiên cứu là các đối tác của Khoa CNNN và Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN).
Thông qua các đợt thăm quan Khoa CNNN muốn thúc đẩy sinh viên xây dựng định hướng nghề nghiệp, nắm bắt các hướng nghiên cứu cũng như các ứng dụng thực tế trong nông nghiệp. Ngoài ra sinh viên có cơ hội tiếp cận với các đơn vị có nhu cầu nhân lực có trình độ về công nghệ nông nghiệp.
Là hoạt động thường niên cho sinh viên năm thứ nhất Khoa CNNN tìm hiểu về cơ hội việc làm, ngày 16/12/2020 Khoa CNNN đã tổ chức cho sinh viên khóa K65AG thăm quan Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI), Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) và Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tại Hà Nội.
Trước khi đi thăm quan cơ sở nghiên cứu sinh viên được nghe cán bộ của Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế CIAT và Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI giới thiệu về lịch sử hình thành, quy mô, cũng như các hướng nghiên cứu của các đơn vị.
Trong năm 2020, Viện Di truyền Nông nghiệp và Trường ĐHCN đã kí biên bản ghi nhớ hợp tác trong một số lĩnh vực với mục tiêu phát triển nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp. Một số lĩnh vực hợp tác nổi bật như sử dụng tin sinh học trong quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu genom, lập bản đồ các tính trạng liên quan đến năng suất, chất lượng và tính chống chịu ở các cây trồng khác như bông, đậu tương, lạc và các cây trồng khác; Phát triển và ứng dụng tin sinh học để xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen cây trồng và vi sinh vật; Bản đồ gen, trình tự gen, chức năng gen, cây trồng biến đổi gen, sản phẩm biến đổi gen; Ứng dụng công nghệ ADN tái tổ hợp và công nghệ Nano để phân tích genome thực vật; Ứng dụng giải pháp công nghệ nhằm bảo vệ môi trường sinh học nông nghiệp, đa dạng sinh học và an toàn sinh học; Nông nghiệp kỹ thuật số và các công nghệ truyền thông thông tin liên quan; Tối ưu hóa quá trình canh tác dựa vào các mô hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi, mô hình quang hợp của cây trồng.
Năm 2019, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) và Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về nhiều lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. http://fat.uet.vnu.edu.vn/vnu-va-ciat-hop-tac-trong-linh-vuc-nong-nghiep-cong-nghe-cao-ht
CIAT làm việc để giảm đói nghèo và cải thiện dinh dưỡng của con người ở vùng nhiệt đới thông qua nghiên cứu nhằm đạt được một tương lai lương thực bền vững. CIAT là một thành viên của CGIAR (www.cgiar.org), một hiệp hội toàn cầu kết hợp các tổ chức tham gia nghiên cứu cho một tương lai an toàn thực phẩm. CGIAR (Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế) là một liên minh chiến lược liên kết các tổ chức tham gia vào nghiên cứu nông nghiệp phát triển bền vững với các nhà tài trợ mà các quỹ này làm việc. Nghiên cứu của CIAT tập trung vào việc tăng năng suất của các loại cây nhiệt đới chủ chốt, làm đảo lộn sự thoái hóa đất và đất đai và sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định tốt hơn về các vấn đề như biến đổi khí hậu và quản lý môi trường. CIAT tham gia với một loạt các tổ chức và nhóm nghiên cứu hợp tác, xây dựng năng lực và xây dựng mạng lưới kiến thức ở Châu Á.
Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI (The International Rice Research Institute) là một Tổ chức quốc tế phi chính phủ. Trụ sở chính đặt tại Los Banos, Laguna, Philippines và có văn phòng tại mười sáu quốc gia. Viện IRRI là một trong 15 Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới thuộc thành viên sáng lập của Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR). Đây là Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế phi lợi nhuận lớn nhất ở Châu Á. IRRI được thành lập vào năm 1960 với sự hỗ trợ của Quỹ Ford, Quỹ Rockefeller và Chính phủ Philippines.
Sinh viên của Khoa CNNN đã được cán bộ Viện di truyền giới thiệu nhiều thiết bị máy móc hiện đại tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm của Viện, được gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến cây trồng, nông nghiệp. Sau chuyến tham quan thực tế, rất nhiều bạn sinh viên ngay từ năm thứ nhất đã có mong muốn, định hướng được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện từ sớm, cũng như có cơ hội học tập, thực tập tại Viện. Chuyến tham quan đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc cho các bạn sinh viên.
Trần Đăng Khoa & Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập