Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

15:54 06/01/20 3.363 lượt xem
Mục lục

Đặc biệt, Hiệp hội sẽ tìm kiếm, chọn lọc công nghệ phù hợp cho từng mô hình canh tác, chế biến tại Việt Nam, thu hút đầu tư cho chế biến sâu tại Việt Nam.

Thay mặt Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam khóa I (2019 – 2024) tại Hà Nội vào sáng 29/9, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, chia sẻ: Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chứng kiến những khởi sắc rõ rệt nhất với những triển vọng to lớn, hứa hẹn sẽ là một trong những ngành đạt được bứt phá trong tương lai.


Ông Trương Gia Bình phát biểu tại Lễ ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Nhận định trên của Chủ tịch FPT dựa vào những tác động tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nông nghiệp thế hệ mới.

Phát triển từ nền tảng Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) ra đời nhằm củng cố sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng “Giàu từ Nông nghiệp – Prosperity by Agriculture”.

“Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam thiết tha nhận được sự đồng tâm hiệp lực của các anh chị em doanh nhân ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như: sản xuất, chế biến, thương mại, đầu tư, công nghệ, trang trại, phân bón, bảo vệ thực/động vật, logistics,…”, ông Bình nói.


Quá trình bầu ban chấp hành/thường vụ của hội. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiệp hội dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển những dự án quy mô lớn nhằm hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu các trung tâm nông sản chất lượng cao trên thế giới, sàn giao dịch nông sản online kết nối toàn cầu, triển khai hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp số cho Việt Nam và khu vực, các trung tâm chế biến và bảo quản nông sản tại các vùng…

Trong suốt 3 năm qua, Ban vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam đã tập hợp nguồn lực và tiến hành thủ tục trình các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, nhằm quy tụ nhân tài và chung tay góp sức đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiệm cận với nền nông nghiệp của các quốc gia phát triển.


Các đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA). Ảnh: Tùng Đinh. 

Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam khóa I (nhiệm kỳ 2019 – 2024) Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ I (2019 – 2024); tiếp nhận đơn đăng ký tham gia Hiệp hội; ký kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

Danh sách Ban Thường trực Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2024

Chủ tịch Hiệp hội:

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Công ty Cổ phần FPT.

Các Phó Chủ tịch Hiệp hội gồm:

1. Ông Nguyễn Hoàng Anh – TGĐ Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung, ông Thân Văn Hùng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Visimex. 

2. Ông Võ Quan Huy  – Tổng giám đốc Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình, bà Ninh Thị Ty – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm.

3. Ông Nguyễn Đức Tùng – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, được bầu giữ chức Tổng Thư ký kiêm Ủy viên Thường vụ Hiệp hội.

4. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group và ông Đỗ Văn Huệ – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Trùng hạ thảo được bầu làm ủy viên thường vụ Hiệp hội.

5. Ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn

Các Ủy viên Hiệp hội gồm:

1. Ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam

2. Ông Trần Đăng Hòa – Giám đốc điều hành Công ty TNHH phần mềm FPT

3. Ông Phạm Thanh Phương – Giám đốc Công ty CP Đầu tư nông nghiệp xây dựng Thép Tiên Phong

4. Bà Nguyễn Thị Thành Thực – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagic

5. Ông Nguyễn Việt Long – PGĐ Công ty ĐTPT và Du lịch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

6. Ông Hà Tuấn Anh – TGĐ Tập đoàn chợ gỗ Tài Anh Hải Phòng

7. Ông Đỗ Văn Tôn – Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông

8. Ông Lâm Đạo Hưng – Chủ tịch HĐTV Minh Hưng Group

9. Ông Nguyễn Đức Quang  – Tổng biên tập tạp chí Nông thôn Việt

10. Ông Nguyễn Hữu Tĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng

11. Ông Trần Ngọc Hiệp – Chủ tịch Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu

12. Ông Nguyễn Hưng – Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong

13. Ông Lê Anh Viên – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Anh Minh Anh

14. Ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch Bamboo Capital Croup

15. Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Công ty CP Việt Herbs

16. Bà Phạm Thị Diễm Lệ – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị.

(Theo báo Nông nghiệp Việt Nam
https://nongnghiep.vn/ra-mat-hiep-hoi-nong-nghiep-so-viet-nam-post250186.html )

Khoa Công nghệ Nông nghiệp: 5 năm hình thành và khẳng định vị thế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp

Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.

15:12 20/12/23 258 lượt xem
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2023- 2024

15:05 28/11/23 1.434 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.188 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.298 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.503 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.697 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 3.279 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 3.242 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.697 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram