Máy bay không người lái phục vụ phun thuốc trừ sâu và tìm sâu bệnh

Đây là sản phẩm đã đạt nhiều giải thưởng về đổi mới, sáng tạo tại các cuộc thi, trong đó có giải 3 nhóm sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Hội thi Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.

Nguyenttha
Nguyenttha
09:39 11/02/22 trong Thành tựu khoa học nông nghiệp
09:39 11/02/22 1.839 lượt xem
Mục lục

Với 2 thành viên chính là anh Trần Phi Vũ – tiến Sĩ về UAV của Đại học New South Wales, anh Phạm Thanh Toàn với 6 năm kinh nghiệm về Big data và machine learning, MiSmart đã dành 2 năm để chế tạo ra phần mềm bay hoàn toàn do người Việt làm chủ, đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân Việt Nam.

Máy bay không người lái phục vụ phun thuốc trừ sâu và tìm sâu bệnh
Hình 1. Máy bay không người lái sải cánh trên vườn

Người nông dân thường đi bắt sâu trên cây trồng – đó là cách làm cũ vì không bao giờ bắt được hết. Vì vậy, họ chọn cách nhanh và triệt để hơn là phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, diệt côn trùng làm cho nông sản Việt Nam dư một lượng thuốc trừ sâu rất cao. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và mang lại giá trị thấp cho nông sản Việt.

Máy bay không người lái phục vụ phun thuốc trừ sâu và tìm sâu bệnh 1
Hình 2. Nhóm tác giả trong những ngày đầu vận hành thử nghiệm drone nông nghiệp

Để góp phần giải quyết vấn đề này, MiSmart đã nghiên cứu công nghệ máy bay không người lái (drone) bay trên những cánh đồng cây trồng. Drone sẽ chụp ảnh và chuyển về máy chủ phân tích hình ảnh. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tự động phát hiện ra những điểm bị sâu bệnh, và sau đó chính chiếc drone này sẽ làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu đúng chỗ cây trồng bị sâu bệnh. Cách làm này giúp tiết kiệm đến 99% thuốc trừ sâu. Ngoài ra, khi thu hoạch thì nông sản được trồng trong phần ruộng đã bị phun thuốc có thể được đánh dấu và bỏ ra, như vậy sẽ có sản phẩm nông nghiệp sạch 100% không có thuốc trừ sâu.
Nhóm phát triển thiết bị trong hơn hai năm, drone cao 0,54 m, trang bị 6 cánh quạt với sải cánh 1,6 m. Drone được gắn camera độ phân giải cao bay trên cánh đồng để thu thập dữ liệu hình ảnh. Các dữ liệu này được đưa vào phần mềm quản lý, dựa trên phân tích đa quang phổ để tạo ra hình ảnh NDVI (chỉ số thực vật). Điểm vượt trội của ứng dụng AI là hỗ trợ người dùng nhận định được hình ảnh đồ họa mà mắt người không nhìn thấy. Qua hình ảnh mà camera gửi về có thể phân tích được các loại sâu bệnh, phá hoại để có cách điều trị. Bên cạnh đó, ứng dụng AI còn giúp định vị thửa ruộng, sau đó máy cày sẽ tự làm đất, giúp nông dân dễ dàng hơn trong công việc và tăng thu nhập.
Đặc điểm Drone của MiSmart là thiết kế hoàn toàn bằng sợi carbon fiber cứng hơn 5 lần so với titanium và nhẹ hơn nhôm. Do đó, Drone có khả năng chở được 23 lít nước/thuốc, với thiết kế phun sương, dưới tác động quay của đĩa ly tâm, các giọt dung dịch sẽ được cắt (xé) nhỏ thành dạng sương mù kích thước micromet cực nhỏ từ 95 – 550 µm, tăng khả năng thẩm thấu của cây trồng lên đến 95% và tiết kiệm được 90%. Drone cũng được thiết kế với chế độ bay phù hợp nhiều loại địa hình, như đồng ruộng bằng phẳng, vườn cây ăn trái, đồi núi dốc.

(Nguồn: Cổng Thông tin Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP. HCM)

VINH DỰ VÀ TỰ HÀO: KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ĐÓN TÂN PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2024

Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.

15:53 20/12/24 24 lượt xem
Khóa học "Kỹ thuật Y sinh và Giải trình tự thế hệ mới"

16:04 10/12/24 92 lượt xem
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2024- 2025

10:21 15/11/24 507 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.639 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.846 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.764 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.991 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 5.931 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.048 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.991 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram