Nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao như: TH, Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Hoà Phát, Thaco, VNPT. KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội chào mừng các bạn trẻ mong muốn trở thành Kỹ sư công nghệ nông nghiệp thời đại 4.0
✅ Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2021
✅ Xét tuyển kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT hoặc ACT
✅ Xét tuyển chứng chỉ quốc tế của trung tâm khảo thí Đại học Cambridge (A-level)
✅ Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp hai môn thi tốt nghiệp THPT
✅ Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức
✅ Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN
* Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Lý, Hóa
A01: Toán, Lý, Anh
A02: Toán, Lý, Sinh
B00: Toán, Hóa, Sinh
* Thời gian học 4,5 năm.
* Học phí: 1,170,000 đồng/tháng/sinh viên (theo quy định của Nhà nước)
* Đội ngũ giảng viên có trình độ cao (100% Tiến sỹ, nhiều GS, PGS).
* Chương trình đào tạo chi tiết xem tại: https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/?p=1057
* Điểm chuẩn năm 2020: 22,4 điểm
🔑 Các bạn hãy cùng lắng nghe chia sẻ của GS.TS. Lê Huy Hàm - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp trong video "Giải mã ngành Công nghệ Nông nghiệp" nhé ! http://fat.uet.vnu.edu.vn/giai-ma-nganh-hoc-nganh-cong-nghe-nong-nghiep
🍀 Học tập và ngoại khóa
Trong quá trình học tập, sinh viên được đi tham quan, học tập tại các Viện, Doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó sinh viên còn được tham dự các hoạt động ngoại khóa, các triển lãm về công nghệ nông nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp, nguồn nhân lực, thuyết trình, các hoạt động rèn luyện, thi đấu thể thao, văn nghệ,...
🍀 Hợp tác
Khoa Công nghệ nông nghiệp đã kí kết hợp tác về nghiên cứu và đào tạo với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu để thực hiện mô hình Trường – Viện – Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động thực tập cho sinh viên và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp.
Các đơn vị hợp tác: Hiệp hội nông nghiệp kỹ thuật số Việt Nam (VIDA), công ty TNHH VinEco, công ty TNHH Yamabunn (Nhật Bản), công ty TNHH Agrimedia, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trường Đại học Tổng hợp QG Belarus, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện môi trường Nông nghiệp, Viện nghiên cứu rau quả, Viện thổ nhưỡng nông hoá, Viện Bảo vệ thực vật, Viện chăn nuôi, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao
công nghệ ngành bán lẻ.
VIDA sẽ giới thiệu sinh viên ngành Công nghệ nông nghiệp thực tập từ năm thứ hai và làm việc sau khi ra trường tại các doanh nghiệp thuộc VIDA.
🍀 Ý kiến của chuyên gia và sinh viên
ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH – Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA)
“Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam ra đời nhằm củng cố sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng “Giàu từ Nông nghiệp - Prosperity by Agriculture.”
ÔNG MATSUMURA – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Yamabun Nhật Bản
“Nông nghiệp của Việt Nam đang rất tập trung vào khâu canh tác, nhưng để sản xuất được nông sản đảm bảo an toàn và đến tay người tiêu dùng thì cần phải làm đủ 5 công đoạn: canh tác, bảo quản, chế biến, logistics và marketing. Chính vì vậy, kỹ sư CNNN cần có hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản”.
Sinh viên HOÀNG THỊ HỒNG NGA – Thủ khoa đầu vào ngành Công nghệ nông nghiệp
Bước chân vào cánh cổng Trường ĐHCN mình cứ ngỡ sẽ cặm cụi với màn hình laptop cùng những dòng code khô khan, nhưng thực sự nơi đây không thiếu các hoạt động bùng cháy tuổi thanh xuân, tiêu biểu như UET CONNECT. Học đại học càng đáng giá hơn nữa bởi ngành CNNN đang rất hot mà mình đã chọn. Với tiềm năng nông nghiệp nước nhà trong thời đại 4.0 cùng niềm đam mê công nghệ thì đây là ngành học hoàn toàn phù hợp với bất cứ ai hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao.
Sinh viên NGUYỄN NHƯ DUY – Khát vọng khởi nghiệp nông nghiệp bằng công nghệ
“Nông nghiệp là lợi thế kinh tế của Việt Nam, không ai quay lưng với lợi thế của mình!” Nhưng trong xã hội 4.0, nông nghiệp cần phải có bước chuyển mình căn bản. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, chúng tôi đã tiên phong là những sinh viên khoá đầu tiên của khoa CNNN. Còn bạn? Liệu bạn có đủ tự tin để cùng chúng tôi cống hiến cho nền nông nghiệp Việt Nam, cho người nông dân, hay suy cho cùng là cho chính bản thân bạn?”
Nếu bạn thích công nghệ và yêu thiên nhiên hãy đến với ngành Công nghệ nông nghiệp nhé!
Liên hệ
* Phòng Đào tạo Đại học Công nghệ nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 02437547865
* Khoa Công nghệ Nông nghiệp: P 312 Nhà G2,144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 02432123709
Hotline: 0359824835
Website: http://fat.uet.vnu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/UET.FAT
🍀🍀🍀 Chào mừng bạn đến với Khoa Công Nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN !🍀🍀🍀
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập