Khi thời buổi công nghệ 4.0 đang trở thành xu thế của thế giới, thì càng ngày càng nhiều người trẻ dấn thân vào “làm nông” để thể hiện mình và quan trọng hơn hết chính là đổi mới nền nông nghiệp của nước nhà.
Trong một chuyến tham quan, khảo sát Đà Lạt, đoàn của Trường Đại học Công nghệ đã ghé thăm “vườn rau 4.0” của Anh Nguyễn Đức Huy, người đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ điện toán đám mây trên không gian mạng vào sản xuất nông nghiệp. Được biết sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Công nghệ sinh học, Nguyễn Đức Huy (SN 1984, quê ở Đà Lạt) cầm trong tay quyết định tuyển dụng vào biên chế chính thức tại một cơ quan Nhà nước. Thế nhưng, chàng trai trẻ đã nhẹ nhàng rời ghế công chức để về nhà toàn tâm toàn ý… làm vườn. Sau hai năm mày mò nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới, Nguyễn Đức Huy đã là Giám đốc của Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Canh Việt với kỹ thuật canh tác mới nhất-ứng dụng công nghệ điện toán đám mây.
Anh Huy cho biết: “Trong quá trình đi học, tôi đã được tiếp xúc với nhiều mô hình sản suất nông nghiệp tiên tiến ở Israel. Tôi muốn đưa công nghệ tiên tiến nhất vào phục vụ sản xuất tại quê nhà, để cho ra những sản phẩm nông nghiệp sạch. Điều kiện để đi đến thành công của sản xuất rau sạch là phải đưa ra một quy trình kỹ thuật chăm sóc chính xác cho từng loại rau. Dứt khoát phải được thực hiện tự động bằng máy móc chứ không phải sức người”
Với lý do trên anh Huy đã bắt tay nghiên cứu, thiết lập nên “VietPorics Control System – Hệ thống kiểm soát VietPorics” với sự hỗ trợ đắc lực của em trai là Nguyễn Tùng Thiện Duy (28 tuổi).
Anh có thể điều khiển thiết bị cho vườn rau bằng chiếc điện thoại thông minh. Anh mở điện thoại cho chúng tôi xem các biểu đồ hiển thị nhiệt độ, lượng tưới nước – hòa tan phân, độ ẩm của đất, độ phân giải của giá thể… Mọi thông tin trên vườn đều được cập nhập đến từng giây.
Với chiếc smartphone và toàn bộ thông số kỹ thuật của vườn rau trên tay, nếu muốn điều chỉnh bất kỳ thông số nào, như tăng hoặc giảm lượng nước tưới, chất dinh dưỡng… chỉ cần một cái bấm nút lập tức các lệnh điều khiển được tự động vận hành hệ thống trong vườn.
“Không cần có mặt ở vườn, chỉ cần nhìn trên smartphone là biết tình trạng cây trồng. Hệ thống được phân quyền theo cấp, gồm chủ farm, nhà đầu tư, công nhân… mỗi vai trò được quyền điều khiển, xem thông tin gì. Giờ mình trở thành nông dân lười biếng…”. , anh Huy chia sẻ.
Do vận hành sản xuất bằng hệ thống tự động chăm sóc cây trồng với độ chính xác về kỹ thuật gần như tuyệt đối, vườn rau của anh Nguyễn Đức Huy phát triển rất tốt. Các mối nguy hại về hóa học, vật lý, sinh học… đều được hệ thống cài đặt trong vườn tự động kiểm soát chặt chẽ.
Các loại cây trồng nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng loại cây nên đã cho năng suất khá cao. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh Huy được kiểm soát an toàn ngay đầu vào nên được các nhà hàng, siêu thị tại TP HCM hợp đồng nhận bao tiêu.
Nhờ ứng dụng công nghệ tự động vào sản xuất, cây trồng phát triển vượt trội và năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp đươc nâng cao
Không chỉ thế mà anh còn tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp của mình bằng cách tạo ra những giỏ quà Tết từ rau, củ, quả sạch vừa độc đáo, lạ mắt, đặc biệt là an toàn đang hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Trân trọng chúc mừng PGS.TS Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Điện tử năm 2024! Đây là một cột mốc đáng tự hào không chỉ của cá nhân thầy, mà còn của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập