Ngày 30/08/2019, Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH Yamabunn về nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản và phát triển nhân lực trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp.
Tham gia buổi kí kết, về phía Khoa Công nghệ Nông nghiệp có GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, TS. Lê Thị Hiên – Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ nano sinh học, TS. Hà Thị Quyến – Giảng viên.
Về phía Công ty TNHH Yamabunn gồm có Ông Matsumura Mitsuyoshi – Chủ tịch HĐQT
Cty TNHH Yamabunn , ThS. Đỗ Mạnh Hùng – Giám đốc Công ty Hoa Á Châu – Đại diện Cty TNHH Yamabunn tại Việt Nam.
Công ty TNHH Yamabunn là một công ty có về dày lịch sử 145 năm, là một công ty kinh doanh rau quả lớn nhất tỉnh Toyama. Công ty cung cấp dịch vụ toàn chuỗi cung ứng từ sản xuất, chế biến, logistics, marketing, bán hàng. Năm 2010 Công ty TNHH Yamabunn thành lập pháp nhân tại Việt Nam (Công ty TNHH Hoa Á Châu), năm 2013 bắt đầu đi vào sản xuất với chiến lược, triển khai mạnh mẽ các mảng kinh doanh cho chuỗi cung ứng nông nghiệp tại Việt Nam và ASEAN.
Theo ông Matsumura, nông nghiệp của Việt Nam đang rất tập trung vào khâu canh tác, nhưng để sản xuất được nông sản đảm bảo an toàn và đến tay người tiêu dùng thì cần phải làm đủ 5 công đoạn: canh tác, bảo quản, chế biến, logistics và marketing. Chính vì vậy, kỹ sư công nghệ nông nghiệp cần hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản.
Các lĩnh vực hợp tác bao gồm :
1.Đất phân bón và dinh dưỡng cây trồng: công nghệ sản xuất phân hữu cơ, công nghệ sản xuất chất cải tạo đất, công nghệ phân tích đất-nước, công nghệ thiết kế quy trình kiểm soát và điều khiển dinh dưỡng, công nghệ phân bón nano.
2.Giống cây trồng và sinh khối: công nghệ sản xuất giống bằng nuôi cấy mô, thủy canh, khí canh, công nghệ quản lý sản xuất cây con, công nghệ lai tạo và phát triển giống mới.
3.Sản xuất nông nghiệp: công nghệ sản xuất nông nghiệp hiện đại dựa trên hệ thống kiểm soát các điều kiện môi trường như nhà màng, hệ thống điều khiển thông minh, máy móc thiết bị đi kèm, công nghệ chăn nuôi với các chế phẩm sinh học thân thiện môi trường, giảm bệnh, tăng năng suất cho vật nuôi.
4.Công nghệ nhà máy sản xuất sinh khối rau xanh (Plant factory).
5.Chế biến, bảo quản sau thu hoạch: hệ thống kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm với các tiêu chuẩn đi kèm như GAP, HACCP, HAL, …; công nghệ – thiết bị chế biến, bảo quản, đóng gói;
6.Cold-chain Logistic: công nghệ quản lý kho lạnh, vận chuyển, nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
7.Số hóa dữ liệu, xây dựng ứng dụng trên nền tảng smart-phone.
Công ty TNHH Yamabunn là đầu mối kết nối, giới thiệu, chuyển giao các công nghệ, thiết bị tiên tiến liên quan đến nông nghiệp từ Nhật Bản (tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty sản xuất lớn,…) cho Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ và Viện Di truyền Nông nghiệp với tiêu chí: 1. Nâng cao năng suất, 2. Nâng cao giá trị gia tăng, 3. Thân thiện với môi trường, 4. Có khả năng tái tạo, tuần hoàn, 5. Đặt trong chuỗi liên kết.
Công ty TNHH Yamabunn sẽ hoạt động với tư cách là đối tác chiến lược, toàn diện trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho Khoa Công nghệ Nông nghiệp và Viện Di truyền Nông nghiệp tại Nhật Bản. Để phục vụ cho việc này, ông Matsumura Mitsuyoshi sẽ hoạt động với tư cách là Giám đốc Nhật Bản – Cố vấn điều hành (Executive Adviser – Japan Director) hoặc Giám đốc Nhật Bản – Đối tác chiến lược (Strategic partner – Japan Director) của Khoa Công nghệ Nông nghiệp và Viện Di truyền Nông nghiệp tại Nhật Bản.
Trong các giai đoạn tới, hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động trong lĩnh vực trao đổi hợp tác để phát huy thế mạnh của hai bên hướng đến sự phát triển bền vững nông nghiệp.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập