KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP TỔ CHỨC BUỔI GIỚI THIỆU THỰC TẬP VÀ GIAO LƯU DOANH NGHIỆP NĂM HỌC 2023-2024
Ngày 15/05/2023, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐHCN đã tổ chức buổi giới thiệu thực tập và giao lưu doanh nghiệp cho sinh viên K66AG.
Tham dự buổi giao lưu, về phía Khoa Công nghệ Nông nghiệp có: GS. TS. Lê Huy - Hàm Chủ nhiệm khoa, TS. Phạm Minh Triển - Phó Chủ nhiệm khoa, TS. Lê Thị Hiên - Phó Chủ nhiệm khoa, PGS. TS. Phạm Châu Thùy, TS. Vũ Thị Huyền, TS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Giảng viên Khoa CNNN.
Về phía doanh nghiệp có :
TS. Đỗ Ngọc Chung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giá đỗ sạch Vạn Thành, Ông Nguyễn Ngọc Quang - GĐ Chiến lược Sản phẩm Công ty cổ phẩn giải pháp thời tiết WeatherPlus.
Khoa có mời đến buổi giới thiệu thực tập ngày hôm nay để chia sẻ kinh nghiệm thực tập với các bạn: Bạn Lê Thị Hồng Phúc – K65AG, Bạn Lê Thị Vân – K65AG Và sự có mặt của toàn thể các bạn K66AG.
Mở đầu, GS. TS. Lê Huy Hàm – Chủ nhiệm khoa Công nghệ Nông nghiệp có đôi lời phát biểu, gửi lời cảm ơn đến sự hiện diện của 2 đại diện doanh nghiệp trong buổi giao lưu, và sự tin tưởng đồng hành và giúp đỡ đón nhận sinh viên của khoa Công nghệ Nông nghiệp đến thực tập tại cái Viện, Trường, Doanh nghiệp. Thầy khẳng định những ngày tháng thực tập sẽ giúp các bạn rất nhiều trong định hướng và trên con đường sự nghiệp sau này.
TS. Lê Thị Hiên – Phó Chủ nhiệm khoa Công nghiệp giới thiệu về chương trình thực tập ngành Công nghệ Nông nghiệp. Cô nhấn mạnh bên cạnh kiến thức mà các bạn sinh viên đã được đào tạo trong suốt quá trình học tập tại trường thì mỗi bạn sinh viên cũng cần trang bị cho chính mình những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian,.. Nhằm phục vụ tốt hơn trong thời gian thực tập tại các đơn vị thực tập. Bởi nhà tuyển dụng của các đơn vị không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng của mỗi người nhân viên làm được mà họ còn nhìn nhận thái độ cũng như phong cách làm việc trong suốt quá trình làm việc của nhân viên.
Để giúp sinh viên có thể tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp, khoa CNNN đã mời hai doanh nghiệp đại diện là Công ty Cổ phần Giá đỗ sạch Vạn Thành và Công ty cổ phẩn giải pháp thời tiết WeatherPlus. Hai doanh nghiệp đã và sẽ nhận sinh viên ngành CNNN đến thực tập và có tiềm năng nhận sinh viên có đủ năng lực làm việc sau khi ra trường.
Tại buổi giao lưu với chia sẻ của 2 đại diện doanh nghiệp :
1. Weather plus
Giám đốc chiến lược sản phẩm Nguyễn Ngọc Quang chia sẻ nhiều thông tin hữu ích giúp sinh viên hiểu rõ hơn về Weather Plus đang làm. Ông cho thấy được vấn đề người nông dân đang gặp phải như dịch bệnh, thời thiết bất lợi ảnh hưởng đến nâng suất, mùa màng và ứng dụng của dự báo thời tiết, phát hiện, cảnh báo dịch bệnh,… giúp giải quyết khó khăn trên của người nông dân.
- Giới thiệu chung về Weather plus: Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực giải pháp thời tiết và ứng dụng công nghệ AI trong nông nghiệp. WeatherPlus là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam.
- Những giải pháp/sản phẩm của Weather Plus đều là sản phẩm của công nghệ ứng dụng giúp giải quyết các vấn đề trong nghiệp nông nghiệp; góp phần chuyển đổi số trong nông nghiệp:
+ Trạm khí tượng iMETOS® 3.3
+ Trạm đo mưa ECO D3
+ Bẫy côn trùng iSCOUT®
+ Camera giám sát CropVIEW®
+ Ứng dụng Bác sĩ cây trồng mobiAgri
- Những mảng hoạt động, việc làm đa dạng tại Weather Plus:
+ Quan trắc và dự báo thời tiết
+ Cây trồng (thông tin chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, sâu bệnh hại)
+ Trí tuệ nhân tạo: nhận diện sau bệnh hại, các loại cây trồng,…
+ Làm web/app ứng dụng trong nông nghiệp
+ Phân tích dữ liệu: thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu
2. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giá đỗ sạch Vạn Thành
Tiến sĩ – Doanh nhân Đỗ Ngọc Chung chia sẻ về hành trình khởi nghiệp từ giá đỗ: Với 1 câu châm ngôn của bản thên ông “Sản phẩm khoa học chỉ có giá trị khi có thể đem ra ứng dụng thực tế”
Chỉ từ giá đỗ, ông không những chỉ tạo ra máy làm giá đỗ sạch cho các hộ gia đình, giải quyết vấn đề về ngâm tẩm thuốc làm giá đỗ mà còn tạo ra các sản phẩm đem lại giá trị rất cao từ giá đỗ như: Kimchi giá, trà vỏ đỗ xanh, kompucha. Ông cũng chia sẻ về cácbài học về cách tạo ra giá trị, tiềm năng, bí quyết thành công trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Chương trình thực tập tạiTrang trại ngôn nghiệp sạch Tiên Viên và Công ty CP SX và TM Giá đỗ tiến sĩ cơ sở Hà Nội mang tên Công nghệ xanh – Tự tin trưởng thành.
- Mục đích của hoạt động thực tập: Giúp Sinh viên có cơ hội ứng dụng kiến thức vào thực tế, nâng cao tư duy, kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội thiết yếu và xây dựng thói quen tốt, sẵn sàng bứt phá ngay sau khi tốt nghiệp.
- Trong 2 tháng thực tập, sinh viên có thể tiếp cận tham gia quy trình sản xuất giá sạch và các sản phẩm thứ cấp; thực hiện, tìm hiểu các đề tài nghiên cứu bên cạnh đó là tham gia các hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
Sau đó là phần hỏi đáp trực tiếp giữa sinh viên với thầy cô và đại diện doanh nghiệp và các sinh viên khóa trước để làm rõ ràng được lựa chọn sắp tới.
Buổi giao lưu diễn ra thành công tốt đẹp.
Một số hình ảnh trong buổi giao lưu:
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập