Cuộc thi "Tìm kiếm gương mặt đại diện Sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp - The Face FAT 2023" vừa kết thúc thành công với kết quả chung cuộc thuộc về sinh viên Lê Thị Vân - một cô sinh viên đầy tài năng và nhiều tài lẻ.
Được tổ chức bởi Liên chi Đoàn Khoa Công nghệ Nông nghiệp, cuộc thi nhằm mục đích góp phần quảng bá hình ảnh sinh viên khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như tạo một sân chơi mới cho các FATer thể hiện bản thân. Với sự tham gia của nhiều thí sinh xuất sắc, cuộc thi đã diễn ra với sự hưởng ứng sôi nổi của các sinh viên trong và ngoài Khoa Công nghệ Nông nghiệp với nhiều con số ấn tượng: Hơn 1300 lượt tương tác, 500 lượt bình luận và hơn 200 lượt chia sẻ trên fanpage Khoa Công nghệ Nông nghiệp.
Trong số đó, Lê Thị Vân, sinh viên lớp K65AG khoa Công nghệ Nông nghiệp, đã giành chiến thắng chung cuộc một cách thuyết phục. Đặc biệt, Vân còn là người với thành tích học tập cũng như hoạt động đáng nể.
- Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Là Uỷ viên Ban chấp hành Liên chi đoàn Khoa Công nghệ Nông nghiệp
- Là Chi hội Phó Chi đoàn K65AG
- Là CTV Ban thường trực Văn phòng Đoàn
Về học tập:
- GPA tích lũy: 3.74
- Đạt giải Nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường với đề tài "Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc chitosan và thử nghiệm hoạt tính in vitro với vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên cây lúa”.
- Đạt giải Nhì cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN với đề tài "Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc chitosan và thử nghiệm hoạt tính in vitro với vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên cây lúa”.
- Lọt vào vòng chung kết 1 cuộc thi “ Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XXIII năm 2021” do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
- Có bài báo ““Synthesis of Chitosan Stabilized Silver Nanoparticles and Evaluation of the in vitro Antibacterial Activity Against Xanthomonas oryzae pv. oryzae Causing Blight Disease of Rice”. Được đăng trên tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
- Đạt học bổng khuyến khích học tâp học kì I năm học 2021-2022.
- Có bài báo khoa học đăng trong "Tuyển tập báo cáo Hội nghị vật lý chất rắn và khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ XII".
- Bằng khen là “Sinh viên 5 tốt” cấp Trường đại học Công nghệ- Đại học quốc gia Hà Nội năm học 2020-2021.
- Bằng khen là “Sinh viên 5 tốt” cấp Đại học quốc gia năm học 2020-2021.
- Giấy khen “Sinh viên Giỏi” năm học 2020 – 2021; 2021-2022 do Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ- Đại học quốc gia Hà Nội trao tặng.
- Giải nhì cuộc thi NCKH cấp khoa năm 2022 2023
Về hoạt động:
- Được bình xét là Đảng viên hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ năm 2020-2021.
- Tham dự hội thảo nhận thức về an toàn sinh học do khoa phối hợp với công ty Esco tổ chức.
- Tham gia và hòa thành hoàn thành khóa đào tạo và thực tập Công nghệ eGap & eGap.vn, iMetos với bằng chứng nhận loại giỏi.
- Tham gia thực tập 03 tháng tại công ty VDECA là hỗ trợ dự án Công nghệ eGap & eGap.vn, iMetos.
- Giấy khen “ Sinh viên có nhiều đóng góp cho công tá tạp thể” năm học 2020-2021 và 2021-2022 do Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ- Đại học quốc gia Hà Nội trao tặng.
- Tình nguyện viên chương trình Ngày hội việc làm “UET Job Fair” (ngày 29/06/2022).
- Là Mentor chương trình “Ngày hội câu lạc bộ - Chào tân sinh viên UET 2021” (ngày 10/10/2021).
- Là tình nguyện viên chương trình “Hội thao UET 2022” (ngày 22/05/2022)
- Là tình nguyện viên hội thi “Lớp tôi là số 1” (ngày 22/5/2022)
- Là tình nguyện viên “Phòng tuyến áo xanh năm 2021” (ngày 05/03/2022)
- Là tình nguyện viên hỗ trợ nhập học cho sinh viên K67 (ngày 01 & 02/10/2022)
- Là tình nguyện viên hỗ trọ hội thảo“LG Display” (ngày 06/10/2022)
- Là tình nguyện viên hỗ trợ Đại hội Đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Công nghệ- ĐHQGHN (ngày 24/04/2022)
- BTC hội thảo " Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học (ngày 22/03/2022)
- Đạt giải Nhất cuộc thi " Thanh xuân bên Đoàn"
- Là thành viên đội tuyển bóng đá nữ của khoa, đạt giải II bóng chuyền nữ năm học 2021- 2022 do Trường tổ chức (Ngày 22.5.2022)
- Tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2021”
- Tham gia tiếp đoàn sinh viên đến từ Đại học SUTD Singapore (ngày 28/8-03/9/2022)
Bên cạnh đó, BTC cũng trao 2 giải Á hậu cho bạn Phạm Thị Thu Hoài (lớp: K67 AG) và Lê Thị Khánh Huyền (lớp: K67 AG). Sau khi chính thức giành chiến thắng, ba bạn Vân, Hoài và Huyền sẽ trở thành gương mặt đại diện cho Khoa Công nghệ Nông nghiệp tham gia các hoạt động trong năm học tới. Cuộc thi "Tìm kiếm gương mặt đại diện Sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp - The Face FAT 2023" đã chứng tỏ mình là một sân chơi bổ ích và hấp dẫn dành cho các sinh viên, giúp họ có thể trải nghiệm, rèn luyện bản thân và khám phá tiềm năng của mình. Hy vọng trong những năm học tới, cuộc thi sẽ tiếp tục tìm ra những gương mặt xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như hình ảnh của trường và sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp.
Chúc mừng tất cả các thí sinh đã tham gia cuộc thi và hẹn gặp lại tại Miss FAT 2024.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập