“HỌC BẰNG LÀM” TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC KỸ SƯ TƯƠNG LAI NGÀNH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP

09:57 29/08/21 1.952 lượt xem
Mục lục

“Học bằng làm”, trải nghiệm thực tế của các kỹ sư tương lai ngành Công nghệ nông nghiệp

   Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực của xã hội trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, khoa Công nghệ nông nghiệp (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) đào tạo kỹ sư công nghệ cho nông nghiệp theo chủ trương “học bằng làm”, “đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học” và “kết hợp Nhà trường – Viện nghiên cứu – Doanh nghiệp – Hợp tác xã”.

“HỌC BẰNG LÀM” TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC KỸ SƯ TƯƠNG LAI NGÀNH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP

    Đến với Khoa Công nghệ nông nghiệp (CNNN), ngay từ năm thứ nhất sinh viên đã được trải nghiệm thực tiễn bằng các hoạt động tham quan, kiến tập tại Trang trại nông nghiệp công nghệ cao VinEco Vĩnh Phúc, Viện Di truyền nông nghiệp và Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT). Ngoài ra, mỗi năm Khoa CNNN phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA)  tổ chức “farm tour” cho sinh viên các khóa tham quan, kiến tập tại các trang trại nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, dự án trồng trọt tại Trang trại hữu cơ Kiku Bara (Chương Mỹ, Hà Nội) kéo dài từ 2-4 tháng cũng thu hút được nhiều sinh viên tham gia.

  Các học phần ở nhóm khối ngành (năm 1, năm 2) có thời lượng thực hành chiếm khoảng 20% thời lượng học tập, các học phần ở nhóm ngành và chuyên ngành (năm 3, năm 4) có khối lượng thực hành chiếm đến 50%. Ngoài ra, có những học phần chủ yếu là nội dung thực hành như: Dự án Công nghệ nông nghiệp, Thực tập Công nghệ nông nghiệp, Rèn nghề công nghệ nông nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn của các doanh nghiệp nông nghiệp kỹ thuật số và thực tập doanh nghiệp từ năm thứ hai đến năm cuối với các thời lượng từ 2- 6 tháng.

“HỌC BẰNG LÀM” TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC KỸ SƯ TƯƠNG LAI NGÀNH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 1

  Đa số các sinh viên đều cảm thấy thích thú khi được tự tay trồng và thu hoạch sản phẩm. Sinh viên năm thứ ba Nguyễn Như Duy hào hứng kể lại những trải nghiệm thực tiễn của bản thân: “Từ khi nhập học đến nay, Khoa đã tổ chức nhiều chương trình thực tế và em tham gia hầu hết các hoạt động này. Đây là những hoạt động bổ ích mà em nghĩ bất kì sinh viên nào cũng nên trải nghiệm. Vừa được học, vừa được làm, vừa được chơi. Quá tuyệt vời và chẳng có lý do gì để em khước từ cơ hội tốt đến vậy. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là cuộc thi “Nông dân thành thị” diễn ra tại phòng thí nghiệm của khoa CNNN. Mỗi thành viên trong nhóm được trao trách nhiệm quản lý một hệ thống thủy canh trồng rau sạch. Chúng em cần theo dõi và chăm sóc rau để xem cuối vụ ai thu được năng suất tốt nhất. Mỗi người phải tự tìm hiểu các công thức dinh dưỡng phù hợp cho cây rau, để nâng cao năng suất và chất lượng của cây. Điều thú vị là nhờ sử dụng hệ thống thuỷ canh nhiều tầng kết hợp chiếu sáng bằng đèn LED, cuối cùng chúng em thu hoạch được gần 20kg rau các loại (cải bẹ, cải bó xôi, xà lách) trên diện tích trồng chỉ vỏn vẹn 4m2 mặt bằng”.

“HỌC BẰNG LÀM” TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC KỸ SƯ TƯƠNG LAI NGÀNH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 2

  Còn đối với Hoàng Thị Hồng Nga (sinh viên năm thứ 3) kỷ niệm đáng nhớ là dự án trồng khoai lang tím ở Trang trại hữu cơ Kiku Bara. “Thời gian đó khá là vất vả khi em phải di chuyển 20km từ trung tâm tới trang trại, nhưng em đã học được rất nhiểu bài học. Đồng thời có những trải nghiệm thanh xuân tuyệt vời cùng những người bạn. Trong quá trình trồng trọt, có nhiều vấn đề phát sinh bất ngờ mà em cùng các bạn phải tự giải quyết và hoàn thành mọi ý tưởng đặt ra. Cuối dự án, mặc dù lượng nông sản thu được không nhiều, nhưng bù lại tất cả các bạn đều thấu hiểu được sự vất vả của việc làm nông nghiệp hữu cơ và thu hoạch được nhiều kinh nghiệm cho một hướng đi cần sự kiên trì này” – Hồng Nga chia sẻ.

“HỌC BẰNG LÀM” TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC KỸ SƯ TƯƠNG LAI NGÀNH CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 3

   Trải qua những hoạt động này sinh viên có thể tìm thấy niềm yêu thích của bản thân, giúp các em có động lực tốt hơn cho học tập, chọn lựa chuyên ngành phù hợp để có công việc tốt trong tương lai. Sinh viên Hồng Nga chia sẻ: “Đối với sinh viên, những hoạt động này vô cùng cần thiết để áp dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế, sinh viên sẽ có thêm những góc nhìn thực tế về ngành nghề đồng thời khơi gợi niềm đam mê học tập, nghiên cứu sáng tạo. Sau những hoạt động này, em thấy bản thân trưởng thành hơn rất nhiều so với ngày đầu nhập học. Trước đây, học về ngành này em nghĩ chỉ cần áp dụng những công nghệ tiên tiến sẽ có thể giải quyết những vấn đề của nền nông nghiệp hiện nay ở nước ta. Nhưng những trải nghiệm đã cho em một tư duy đa chiều hơn, công nghệ là yếu tố lõi để giúp nông nghiệp bứt phá, tăng tính cạnh tranh. Quan trọng hơn là, công nghệ phải phù hợp với thực tiễn, kỹ thuật phải đơn giản để nông dân có thể sử dụng và giải quyết những bài toán trên đồng ruộng, chứ không phải trong phòng thí nghiệm. Một điều quan trọng mà em nghĩ các thầy cô mong muốn chúng em cảm nhận được chính là ngọn lửa đam mê với nông nghiêp, đưa những kiến thức công nghệ bọn em học được giúp cho người nông dân bớt cơ cực hơn. Ngọn lửa đó được khởi nguồn từ Chủ nhiệm khoa GS.TS Lê Huy Hàm tại buổi gặp mặt tân sinh viên, len lỏi trong từng tiết học các bộ môn của ngành, truyền động lưc cho chúng em khi tham gia các dự án, chương trình trải nghiệm. Điều đó giúp em duy trì thành tích học tập tốt và phát triển rất nhiều”.

   Hiện nay, dù gặp khó khăn do tình hình dịch Covid- 19 phức tạp nhưng Khoa CNNN khẳng định, Khoa sẽ biến thách thức thành cơ hội trong thời gian vừa qua bằng cách tăng cường kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức các buổi tập huấn và giao lưu với doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, TS. Lê Thị Hiên nhấn mạnh: “Khoa đang tiếp tục mở rộng hợp tác với các đơn vị trong nước và quốc tế (đặc biệt là các nước có công nghệ nông nghiệp phát triển như Hà Lan, Nhật, Israel…), phát triển các cơ hội được tiếp xúc thực tế, tham gia dự án và thực tập của sinh viên ở phạm vi quốc tế”.

Tuyết Nga – Đăng Hoàng (UET-News)

Khoa Công nghệ Nông nghiệp: 5 năm hình thành và khẳng định vị thế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp

Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.

15:12 20/12/23 157 lượt xem
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2023- 2024

15:05 28/11/23 1.338 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.103 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.195 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.417 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.613 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 3.195 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 3.113 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.613 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram