Đoàn đại biểu “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” 2023 do Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm dẫn đầu vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa. Đây là năm thứ 15, tuổi trẻ cả nước vinh dự được đi thăm Trường Sa. Tại buổi chia tay, các chiến sĩ, người dân trên đảo đến thủy thủ và đoàn đại biểu đều nắm tay bịn rịn, đầy lưu luyến…
Trong chuyến hành trình năm nay, đoàn công tác số 10 đã đi thăm hỏi, tặng quà các cán bộ, chiến sĩ và người dân trên 7 đảo gồm Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn Đông, Đá Đông B, Trường Sa Đông, Đá Tây B, Trường Sa và nhà giàn DK12 – Phúc Tần.
Những món quà là vật phẩm thiết thực như tủ lạnh, tủ bảo ôn, đèn năng lượng mặt trời, loa phát thanh, quạt tích điện, đồ dùng học sinh, bình lọc nước phục vụ nấu ăn và đặc sản của các vùng miền... gửi gắm tình cảm của người dân, tuổi trẻ đất liền đến quân, dân Trường Sa.
"Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” 2023 còn gây ấn tượng mạnh khi có sự tham gia của nhiều diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ và người dân trên đảo được tổ chức.
Những giai điệu "ngày qua ngày, đêm qua đêm, chúng tôi đến đây gìn giữ quê hương. Biển này là của ta, đảo này là của ta, Trường Sa”… được tất cả hòa vang từ đảo Song Tử Tây, Đá Thị, đến Sinh Tồn Đông, hay Đá Tây B… Những lời ca, tiếng hát như tiếp thêm niềm tin, động lực, giúp người lính đảo ấm lòng công tác nơi đầu sóng, ngọn gió.
Mang sức trẻ đến với Trường Sa trong lần thứ 15, đoàn công tác đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng khó quên như Chương trình giao lưu kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam; Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và sinh nhật tập thể các đại biểu trong tháng 5… Xúc động nhất là lễ Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập