Farm tour số 1 năm 2021: trang trại trồng tía tô xuất khẩu tại Bắc Ninh

Sau khi ký kết hợp tác,Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) và Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức các các buổi học học tập thực tế tại các trang trại nông nghiệp công nghệ cao (farm tour) cho sinh viên ngành Công nghệ nông nghiệp. Điểm đến đầu tiên trong năm 2021 là Trang trại trồng tía tô xuất khẩu của công ty TNHH Công nghệ cao Hồ Gươm Bắc Ninh tại Lâm Thao, Lương Tài, Bắc Ninh.

Nguyenttha
Nguyenttha
22:04 16/04/21 trong Mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp
22:04 16/04/21 2.021 lượt xem
Mục lục

FARM TOUR SỐ 1 NĂM 2021: TRANG TRẠI TRỒNG TÍA TÔ XUẤT KHẨU TẠI BẮC NINH

    Sau khi ký kết hợp tác,Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) và Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức các các buổi học học tập thực tế tại các trang trại nông nghiệp công nghệ cao (farm tour) cho sinh viên ngành Công nghệ nông nghiệp. Điểm đến đầu tiên trong năm 2021 là Trang trại trồng tía tô xuất khẩu của công ty TNHH Công nghệ cao Hồ Gươm Bắc Ninh tại Lâm Thao, Lương Tài, Bắc Ninh.
    8h30 sáng ngày 10/04/2021, đại diện của VIDA cùng thầy và trò Khoa Công nghệ nông nghiệp có mặt tại Trang trại. Đoàn được ông Hoàng Long - Chuyên gia phụ trách kỹ thuật của trang trại đón tiếp và giới thiệu rất nhiệt tình.

Đoàn chụp ảnh check in tại cổng trang trại

    Trang trại rộng khoảng 11 ha với nhiều nhà lưới, khu sơ chế và kho lạnh để bảo quản lá tía tô sau thu hoạch. Khi bước vào nhà lưới ai cũng cảm nhận được một mùi hương thơm dễ chịu tỏa ra từ những cây tía tô xanh tốt. Đó chính là tinh dầu lá tía tô xanh giống mua từ Nhật Bản, khác với lá tía tô tím mà người Việt Nam thường sử dụng.

    Hệ thống nhà trồng lá tía tô là hệ thống nhà lưới, mái là ni lông chống tia cực tím, có lắp đặt hệ thống lưới cắt nắng, quạt gió, hệ thống tưới phun mưa. Một đặc điểm khác biệt của nhà lưới trồng tía tô là lắp đặt hệ thống vòi phun ở phía trên để tránh phải tháo dỡ hệ thống khi làm đất cho lứa tiếp theo. Mỗi lứa tía tô có thể thu hoạch lá trong vòng 3 tháng.Để thu hoạch được tối đa lượng lá mà vẫn đảm bảo chất lượng, trang trại có trang bị thêm hệ thống đèn chiếu sáng để ức chế sự ra hoa của cây tía tô.Đoàn được giới thiệu chung về quy trình trồng, chăm sóc, các phương thức bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế và đóng gói lá tía tô chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nhà lưới trồng tía tô

    Trang trại xuất khẩu lá tía tô sang thị trường Nhật Bản và cung cấp lá tía tô cho các nhà hàng cao cấp trong nước. Ông Hoàng Long cho biết, hiện nay chưa có trang trại nào có thể cạnh tranh với trang trại bởi chất lượng lá cũng như quy trình chăm sóc. Lá tía tô ở đây được đánh giá cao bởi độ tươi ngon, đảm bảo an toàn và đặc biệt lá có mùi thơm đặc trưng, với hàm lượng tinh dầu cao. Lá được đánh giá cao như vậy là nhờ giống tốt, quy trình chăm sóc câyđúng tiêu chuẩn của trang trại,  Trong quá trình trồng, thường xuyên hái bỏ các lá già không đảm bảo chất lượng.  Những chiếc lá được chọn để xuất khẩu phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe như hàm lượng tinh dầu, độ sạch của lávà kích thước lá đạt các tiêu chuẩn có đường kính 4-6 hoặc 6-8 cm. Công đoạn lựa chọn, thu hái được thực hiện trực tiếp bằng tay.Sau khi hái, lá sẽ được phân loại theo kích cỡ sau đó cho vào kho lạnh để lá cứng và giữ được độ tươi.  Sau đó lá đươc đóng hộp và chuyển sang Nhật Bản bằng đường hàng không.

    Bên cạnh việc dùng trong ẩm thực của Nhật Bản và Việt Nam, lá tía tô còn có nhiều công dụng  như chữa ho, làm đẹp da. Do đó, lá tía tô còn được sấy và chế biến thành dạng bột để tạo các sản phẩm mới.

Lá tía tô sau sơ chế

   


    Ông Hoàng Long cũng cho biết, trong năm vừa qua do đại dịch Covid-19, nhu cầu tía tô xuất khẩu giảm nên trang trại phải cắt giảm một số nhà trồng tía tô và chuyển đổi sang trồng một số cây khác như xà lách và rau ăn quả như cà chua, dưa chuột…Với sự tò mò và ham hiểu biết của sinh viên, ông Hoàng Long đã chia sẻ những khó khăn và thách thức mà trang trại cần vừa qua và dẫn sinh viên tham quan cả vườn cà chua và dưa chuột sau khi đã thu hoạch để các bạn sinh viên có thêm các hiểu biết thực tế.

Thăm nhà trồng cà chua và dưa chuột sau khi thu hoạch

TS. Lê Thị Hiên – phó chủ nhiệm khoa Công nghệ nông nghiệp đại diện cho đoàn đã trân trọngtrao tặng trang trại món quà lưu niệm và cám ơn những chia sẻ của chuyên gia phụ trách kỹ thuật Hoàng Long với Đoàn

   Với sự hướng dẫn nhiệt tình của ban quản lý trang  trại đoàn đã có một buổi tham quan thành công và đầy ý nghĩa. Buổi tham quan đã một phần nào tiếp thêm cho các bạn sinh viên về tình yêu với ngành nghề, giúp sinh viên hiểu thêm một phần về những cơ hội , tiềm năng phát triển của ngành và bên cạnh đó là những thách thức đang đặt ra cho nền nông nghiệp Việt Nam mà chính sinh viên khoa Công nghệ Nông nghiệp là những người sẽ lần lượt tháo gỡ khó khăn thách thức ấy.

Lê Thị Vân & Lê Thị Hiên 


TIN VUI TỪ KHOA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Chào đón Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Mô - Phôi và Tế bào học, chính thức về công tác tại Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ ngày 01/7/2025.

10:29 01/07/25 46 lượt xem
SÁNG THỨ 7 RỰC RỠ CÙNG NGÀY HỘI GIA ĐÌNH ĐHQGHN LẦN THỨ 3 - 2025

12:24 20/04/25 152 lượt xem
🌿 AI – Lời giải cho một nền nông nghiệp “xanh và thông minh” 🤖

19:04 18/04/25 168 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 2.064 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 3.329 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.984 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 3.202 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 6.814 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.474 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 3.329 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram