Đoàn cán bộ Trường Đại học Công nghệ tham quan, làm việc với trung tâm chuyển giao công nghệ & khuyến nông và trung tâm nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam)

Nguyenttha
Nguyenttha
14:22 09/10/20 trong Mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp
14:22 09/10/20 1.292 lượt xem
Mục lục
Vào tháng 10 năm 2019, Đoàn cán bộ Trường Đại học Công nghệ đã có chuyến tham quan, làm việc với  trung tâm chuyển giao công nghệ & khuyến nông (CETDAE) và trung tâm nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam) tại Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội để trao đổi hợp tác về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo sinh viên trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp
Trung tâm chuyển giao công nghệ & khuyến nông được thành lập vào năm 2010 và là thành viên thứ 17 trong số 19 đơn vị của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và là đơn vị đầu mối chuyển giao khoa học công nghệ của Viện VAAS. Sau 10 nă hoạt độn, Trung tâm đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào trong sản xuất, thí nghiệm và khảo nghiệm các sản phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông còn liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông nghiệp.
Tại đây, đoàn được Giám đốc Trung Tâm Phạm Văn Dân và các cán bộ  chủ chốt đón tiếp, giới thiệu về nhiệm vụ, cơ sở vật chất, hoạt động và các mô hình trồng trọt đang được triển khai tại của trung tâm. Các nhiệm vụ chính của trung tâm là: 1. Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao TBKT và công nghệ mới, 2. Liên kết với các doanh nghiệp KHCN để tổ chức SX và chuyển giao TBKT mới, 3. Liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp, 4. Dịch vụ thí nghiệm, khảo nghiệm các sản phẩm mới phục vụ SXNN. Liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực NN&PTNT và 5. Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm có 4 hhà lưới công nghệ cao (tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, điều chỉnh nhiệt độ) với diện tích 800 m2 , một nhà chuẩn bị mẫu, thực nghiệm, đào tạo với diện tích 100m2 , 12 ha ruộng thí nghiệm và xưởng chế biến hạt giống (lúa, ngô, đậu đỗ, lạc) với diện tích 720m2
 

Hai bên trao đổi về khả năng hợp tác công nghệ trong nông nghiệp như: ứng dụng máy bay không người lái để theo dõi giám sát sự phát triển của các giống lúa mới trên đồng ruộng, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động bằng máy bay không người lái và hợp tác về đào tạo thực tập của sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp trong thời gian sắp tới.

Điểm dừng chân tiếp theo của đoàn là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ thuộc Cây lương thực và Cây thực phẩm tại Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. Trung tâm có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về cây đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh và một số cây đậu đỗ khác) trong phạm vi cả nước.
Đoàn được phó giám đốc trung tâm Nguyễn Xuân Thu đón tiếp, giới thiệu về hoạt động và cơ sở vật chất của trung tâm. Trụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương, cơ sở 2 tại Thanh Trì - Hà Nội. Viện có 06 trung tâm nghiên cứu trực thuộc. Diện tích đất Viện đang quản lý hơn 200ha, trong đó khoảng 150ha tại thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương, trên 50ha tại Thanh Trì - Hà Nội và Sapa - Lào Cai.  Viện có nhà làm việc trung tâm, Thư viện, Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng, Kho lạnh, Phytotron, Nhà lưới và các Phòng thí nghiệm (Sinh lý - sinh hóa, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học), Khu nghiên cứu ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao…
 
    
 
Chuyến tham quan, làm việc đã diễn ra tốt đẹp mở ra hợp tác trong tương lai giữa Trường Đại học Công nghệ và hai trung tâm. Phía trung tâm sẵn sàng tạo điều kiện thực tập cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ và triển khai các hợp tác ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Các bạn sinh viên đi cùng đoàn đã có thêm những hiểu biết thực tế về trồng trọt, chuyển giao công nghệ và các đơn vị thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
 
  • Lê Thị Hiên & Nguyễn Như Duy
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2024- 2025

10:21 15/11/24 330 lượt xem
Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và nền nông nghiệp bền vững

Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.

08:33 01/08/24 647 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.600 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.785 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.743 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.961 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 5.152 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.015 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.961 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram