Với những kiến thức, kỹ năng học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), cựu sinh viên khoa Công nghệ nông nghiệp, Nguyễn Thị Hồng, QH-2019-I/CQ sau 5 tháng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhanh chóng thích ứng và tham gia vào các dự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm tại doanh nghiệp.
Với những kiến thức, kỹ năng học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), cựu sinh viên khoa Công nghệ nông nghiệp, Nguyễn Thị Hồng, QH-2019-I/CQ sau 5 tháng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhanh chóng thích ứng và tham gia vào các dự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm tại doanh nghiệp.
Lựa chọn ngành Công nghệ Nông nghiệp vì tình yêu với thiên nhiên và công nghệ
Đối với một người trẻ hiện nay, việc chọn học ngành Công nghệ nông nghiệp có thể không phải là quyết định dễ dàng. Tuy nhiên, với cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng, đây là một quyết định đúng đắn và bước đầu mang lại nhiều thành công cho bản thân. Với tình yêu thiên nhiên và công nghệ, Nguyễn Thị Hồng đã quyết định lựa chọn khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ. Sau 4,5 năm gắn bó với mái trường Công nghệ, Nguyễn Thị Hồng đã được học tập, rèn luyện để có những góc nhìn đa chiều về lĩnh vực nông nghiệp và ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp trong thực tế. Chương trình đào tạo có tỷ lệ giờ thực hành cao, xen kẽ các chuyến đi trải nghiệm thực tế tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận thực tiễn sản xuất từ năm thứ hai đã khiến Hồng phát hiện ra ngành Công nghệ nông nghiệp là một lĩnh vực đa dạng và có nhiều khía cạnh khám phá, tìm hiểu. Từ đó đã khơi dậy niềm đam mê, nhiệt huyết của bản thân cựu sinh viên đối với nghiên cứu về ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp.
Cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN không chỉ đơn thuần là việc tiếp thu kiến thức từ sách vở mà còn là một hành trình phát triển bản thân. Trường Đại học Công nghệ không chỉ giúp em trang bị kiến thức chuyên môn, mà còn giúp em rèn luyện những kỹ năng quan trọng như tự học, tổ chức thời gian, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề và đặc biệt là định hướng, xây dựng niềm đam mê của bản thân với nghiên cứu khoa học. Các thầy cô khoa Công nghệ nông nghiệp không chỉ là người giảng dạy truyền tải kiến thức, khơi gợi cảm hứng trong học tập và nghiên cứu, mà còn là những người bạn đồng hành, chỉ bảo tận tình và động viên em trong suốt chặng đường tích lũy kiến thức. Đồng thời, em còn nhận được sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để tiếp cận, tìm hiểu về các dự án nghiên cứu trong và ngoài trường học”.
Sau khi tốt nghiệp, với tư duy nghiên cứu và phát triển được rèn luyện suốt những năm học đại học, cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng đã tiếp tục theo đuổi công việc R&D về lĩnh vực Công nghệ Nano ứng dụng trong Y dược, Nông nghiệp, Thủy sản. Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Chính nhờ kiến thức và kỹ năng được tích lũy từ Trường ĐH Công nghệ đã giúp em thích ứng nhanh với môi trường doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên. Dựa trên những nền tảng kiến thức cơ bản, em đã sử dụng vào trong công việc để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và công việc được giao”. Mặc dù mới làm việc tại doanh nghiệp được 5 tháng, nhưng cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng đã có cơ hội tham gia vào một số dự án và hoạt động nghiên cứu như nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo vệ nông sản sau thu hoạch, hỗ trợ phòng trừ bệnh hại ở thủy hải sản bằng công nghệ nano. Những kinh nghiệm nghiên cứu và kỹ năng thực hành của Nguyễn Thị Hồng đã góp phần tạo ra những sản phẩm mới khi tham gia nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, thử nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm, đăng ký lưu hành triển khai hoạt động kinh doanh với sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất làm việc tại doanh nghiệp. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà còn giúp cựu sinh viên phát triển bản thân và được công nhận trong công việc.
Những thành công và sự ghi nhận trong công việc là “trái ngọt” mà Nguyễn Thị Hồng nhận được sau những nỗ lực không ngừng trong những năm tháng đại học vừa qua. 4,5 năm học tập tại Trường, Nguyễn Thị Hồng đã “tích lũy” được nhiều dự án nghiên cứu như “Nghiên cứu ảnh hưởng của từ trường nam châm vĩnh cửu lên sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dạ yến thảo và Đồng tiên có nguồn gốc nuôi cấy mô”, “Nghiên cứu chế tạo chấm nano carbon từ vỏ chuối nhằm ứng dụng trong trồng trọt”, “Nghiên cứu tổng hợp hạt nano sắt chitosan ứng dụng cho quá trình mồi hạt cây rau cải bó xôi”,… Các dự án nghiên cứu này được cựu sinh viên tham gia ngay từ những năm đầu đại học và liên tục tham gia hoạt động nghiên cứu trong suốt 4,5 năm học. Và hoạt động nghiên cứu khoa học đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự trưởng thành về kiến thức, kỹ năng của cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng.
Với niềm đam mê và tư duy nghiên cứu, Nguyễn Thị Hồng được thầy cô tạo điều kiện tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường. “Điều may mắn của em là nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của các thầy cô khoa Công nghệ nông nghiệp trong mỗi dự án nghiên cứu cũng như trên con đường phát triển bản thân. Những dự án này không chỉ giúp em có thêm kiến thức và kinh nghiệm, mà còn khơi nguồn cảm hứng và động lực cho việc học tập và trở thành đồng tác giả của 3 công trình khoa học, đồng thời còn tạo đà phát triển cho con đường nghiên cứu hiện nay của em” – cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Bên cạnh đó, việc tham gia hoạt động nghiên cứu cũng giúp Nguyễn Thị Hồng có được kết nối với các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với một sinh viên, từ đó giúp sinh viên mở rộng mạng lưới quan hệ và có được sự hỗ trợ, tư vấn từ những người có kinh nghiệm. Những năm tháng thanh xuân trên ghế giảng đường Trường ĐH Công nghệ, cùng sự dạy dỗ của các thầy cô khoa Công nghệ nông nghiệp đã giúp cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày. “Em hi vọng trên con đường sự nghiệp sắp tới sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các thầy cô Trường ĐH Công nghệ và “sợi dây” gắn kết tình thầy trò sẽ ngày càng bền chặt” – cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Thành công của cựu sinh viên là một trong những niềm vui, niềm tự hào của thầy cô khoa Công nghệ nông nghiệp nói riêng và Trường ĐH Công nghệ nói chung. Trên con đường tương lai, các thầy cô luôn mong muốn cựu sinh viên đam mê, kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân. Và dù ở đâu cựu sinh viên sẽ luôn là những học trò thân yêu của các thầy cô Trường ĐH Công nghệ. Chúc cựu sinh viên Nguyễn Thị Hồng thành công!
Các thành tích học tập, nghiên cứu khoa học và đoàn thể:
+ Sinh viên xuất sắc năm học 2021-2022, 2022-2023, Sinh viên 5 tốt cấp trường, Sinh viên 5 tốt cấp ĐHQGHN năm học 2019-2020, 2020-2021
– Học bổng: Học bổng khuyến khích học tập liên tiếp các kỳ 5, 6, 7, 8; Học bổng Mitsubishi năm học 2022-2023; Học bổng PonyChung năm học 2023-2024.
– Nghiên cứu khoa học: Có 03 bài báo được đăng trên các tạp chí các cấp (01 bài đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 02 bài báo đăng trên Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu toàn quốc); giải Nhì NCKH cấp khoa năm học 2020-2021, 2021-2022, 2022-2023; giải Ba NCKH cấp trường năm học 2022-2023.
– Hoạt động Đoàn thể: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do tổ chức Đoàn – Hội các cấp tổ: Mùa hè xanh, UET Connect,…
(UET-News)
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập