Ngày 19/10/2019, Cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Ban lãnh đạo của VinEco, Thầy và trò Khoa Công nghệp đã có 1 chuyến tham quan, học tập tại Nông trường VinEco Tam Đảo vô cùng bổ ích.
Cùng sự dẫn dắt của Quản lý Nông trường VinEco, Đoàn Khoa Công nghệ Nông nghiệp được tham quan các farm và được giới thiệu về các công năng, tác dụng của công nghệ nuôi trồng mỗi farm.
Điểm đến đầu tiên đoàn được ghé thăm farm trồng dưa lưới, dưa lưới ở đây luôn được khách hàng đánh giá cao vì sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao, độ ngọt đồng đều. Dưa sạch có chất lượng tốt như vậy là vì được cung cấp dinh dưỡng đồng nhất do được trồng bằng phương pháp công nghệ hiện đại của tập đoàn Netafim – Israel được đánh giá là sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao, độ ngọt đồng đều. Hệ thống này hoàn toàn tự động giúp dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp tới tận rễ cây, tối ưu hóa quá trình sinh trưởng.
Toàn bộ các giai đoạn trồng cây như rập lỗ, gieo hạt, xử lý ủ, tưới ẩm… đều được máy kiểm soát khép kín để đảm bảo độ sạch 100%.
Điểm ưu việt vượt trội của dưa lưới trồng trong nhà kính là hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo độ ngọt đồng đều do được cung cấp dinh dưỡng đồng nhất, không phải chống chịu sự bất lợi của thời tiết và sâu bệnh. Với công nghệ trồng hiện đại, dưa lưới được trồng quanh năm (3 vụ/năm) để đảm bảo cung cấp sản phẩm dưa lưới tươi ngon mỗi ngày.
Kế tiếp đoàn ghé thăm farm trồng xà lách và farm trồng ray mầm. Tất cả các loại rau – củ – quả tại đây đều sử dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn của Nhật Bản – quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển nông nghiệp.
Nhờ canh tác theo phương pháp hiện đại, thân thiện với môi trường, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng của các yếu tố đầu vào như đất, giống, nước tưới cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, phân phối nên sản phẩm của VinEco đáp ứng tối đa các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng, đảm bảo luôn tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Theo đại diện VinEco, công nghệ rau mầm Microgreen được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín và tự động từ khâu chuẩn bị giá thể trồng, gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch.
Sau công đoạn gieo hạt, các khay được đưa vào phòng nảy mầm, nhà ươm cây giống, sau 7-15 ngày tùy giống rau, những cây giống khỏe mạnh, đồng đều về kích thước sẽ được lựa chọn để chuyển vào hệ thống máng trồng sử dụng công nghệ màng mỏng dinh dưỡng. Máng trồng cây được làm sạch và khô trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa sự nhiễm bệnh trên cây giống.
Dự án nhà kính VinEco tại Tam Đảo cũng là dự án cung cấp công nghệ nhà kính đầu tiên của TAP cho một đối tác tại Việt Nam (Teshuva Agricultural Projects -TAP, Israel là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bí quyết công nghệ sản xuất rau mầm, rau thủy canh “siêu sạch”)
Được biết, Công nghệ nhà kính được áp dụng tại VinEco là công nghệ hàng đầu thế giới. Hệ thống này được áp dụng tại Mexico, Guatemala, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Công nghệ này cũng phổ biến và được áp dụng tại Mỹ, New Zealand, Úc và nhiều nước khác.
Nhằm đảm bảo quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của VietGap và tiến tới đạt chuẩn GlobalGap, các nông trường của VinEco áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của các đối tác hàng đầu thế giới như Công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn của Kubota (Nhật Bản), Công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa của Netafim (Israel), Công nghệ rau mầm Microgreen, Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT). Đặc biệt, VinEco cũng vừa hoàn thiện nhà sản xuất nấm sạch hiện đại bậc nhất Việt Nam theo công nghệ nhập khẩu 100% của Hàn Quốc.
So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu – dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa giúp VinEco kiểm soát hầu hết các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giảm thiểu việc phải sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó, VinEco có thể đưa vào sản xuất những bộ giống độc đáo, cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng
Sự dẫn dắt nhiệt tình của Quản lý nông trường đã khiến các bạn sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp tinh thần như được tiếp thêm lửa và muốn được trau dồi thật nhiêu thêm nữa để bùng cháy với đam mê với nông nghiệp.
Thấu hiểu niềm đam mê các các bạn sinh viên, VinEco đã chia sẻ với Khoa rằng luôn sẵn lòng hỗ trợ đắc lực các bạn khi còn trên ghế nhà Trường cũng như khi ra Trường để các bạn sẽ có một tương lai vững vàng nhất.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập