Khoa Công nghệ Nông nghiệp được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2018 tại Trường Đại học Công nghệ theo quyết định số 1269/QĐ-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ.
Khoa được thành lập với mục đích đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ – tri thức trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp trong và ngoài nước.
Chủ trương về việc ĐHQGHN cần đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp của đất nước – một ngành có nhiều ưu thế nhưng lại chưa phát triển hiệu quả của Việt Nam – đã được ban giám đốc ĐHQGHN đưa ra trước khi thành lập khoa một năm rưỡi. Ngày 4 tháng 7 năm 2017, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định 2161/QĐ-ĐHQGHN thành lập tổ công tác xây dựng đề tán thành lập khoa Công nghệ Nông nghiệp thuộc trường Đại học Công nghệ. Sau đó tháng 12.2017 Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ ra quyết định 1343/QĐ-TCCB thành lập tổ soạn thảo xây dựng đề án thành lập Khoa Công nghệ Nông nghiệp trực thuộc trường Đại học Công nghệ.
Sau hơn một năm thực hiện nhiều chuyến tham quan, khảo sát, tìm hiểu tại các khu nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp, các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học đào tạo lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và tham gia các hội thảo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tổ công tác đã xác định được định hướng phát triển nông nghiệp tại ĐHQGHN sẽ là công nghệ nông nghiệp – phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.
Nhân sự của Khoa Công nghệ Nông nghiệp từ những ngày đầu tiên là GS.TS. Lê Huy Hàm – Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Di truyền nông nghiệp kiêm giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp và các cán bộ của bộ môn Công nghệ nano sinh học (được chuyển từ khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano sang).
Các cán bộ khoa Công nghệ Nông nghiệp và khách đến thăm và làm việc
Ngày 25 tháng 3 năm 2019, Trường Đại học Công nghệ tổ chức lễ ra mắt Khoa Công nghệ Nông nghiệp. Ngày 14 tháng 6 năm 2019, ĐHQGHN ra quyết định ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ Nông nghiệp.
Khoa Công nghệ Nông nghiệp phát triển theo định hướng như sau:
Thứ nhất, không đào tạo theo hướng nông nghiệp truyền thống mà đào tạo kỹ sư công nghệ để thúc đẩy đưa các công nghệ điện tử, viễn thông, nano, kỹ thuật số, quang điện tử …. vào các lĩnh vực trên của nông nghiệp. Hay nói cách khác là đi vào nông nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh nhất của trường Đại học Công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Không cạnh tranh với hệ thống đào tạo/nghiên cứu nông nghiệp hiện có, mà đứng vào một công đoạn của chuỗi giá trị trong nghiên cứu/đào tạo nông nghiệp để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp.
Thứ hai, kết hợp giữa thế mạnh công nghệ của trường Đại học Công nghệ và vị trí thực tiễn của các viện/trường Bộ Nông Nghiệp để phát các nghiên cứu phát triển cho ứng dụng làm nền tảng cho đào tạo. Đào tạo sinh viện trên cơ sở thực tiến ứng dụng và nghiên cứu. “Học bằng làm”.
Thứ ba, trong khuôn khổ trường Đại học Công nghệ lôi kéo tối đa lực lượng công nghệ tiên tiến hiên có từ các khoa, viện và bộ môn vào nghiên cứu vào đào tạo nông nghiệp. Trên cơ sở đó từng bước thăm dò sự chấp nhận của xã hội đối với hướng đi mới – Công nghệ nông nghiệp tiên tiến – và từng bước xây dựng lực lượng cho Khoa trong tương lai. Thứ tư, với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tận dụng tối đa các mối quan hệ với các viện trường và các doanh nghiệp có cùng mối quan tâm để triển khai các nghiên cứu làm cơ sở cho đào tạo.
Về đào tạo và công tác sinh viên. Trong đợt tuyển sinh ngành Công nghệ Nông nghiệp khóa đầu tiên năm học 2019-2020 có 30 sinh viên trúng tuyển và nhập học. Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã tổ chức giao lưu giữa tân sinh viên với Khoa và các nhà tuyển dụng: Công ty Cổ phần Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện Agrimedia, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco khu vực miền Bắc, Trung tâm chuyển giao khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa, Viện Bảo vệ thực vật. Buổi giao lưu đã truyền cảm hứng đến các tân sinh viên với niềm tin vào khởi đầu tốt đẹp cho một chặng đường mới và một năm học mới thành công rực rỡ. Buổi giao lưu cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp với các nhà tuyển dụng với niềm tin vào một thế hệ nhân lực mới, nhân lực về công nghệ rất tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khoa đã tổ chức cho các sinh viên đã đến tham quan học tập tại Nông trường VinEco Vĩnh Phúc, Viện Di truyền nông nghiệp, trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT). Các bạn sinh viên được tiếp xúc với môi trường nông nghiệp thực tế và được tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, đồng thời được truyền cảm hứng, tạo động lực học tập đóng góp vào quá trình phát triển nền nông nghiệp 4.0 của đất nước.
Về khoa học công nghệ và hợp tác phát triển. Trong suốt một năm qua khoa Công nghệ nông nghiệp đã hợp tác với một số đơn vị trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trung tâm, sở khoa học công nghệ để thực hiện mô hình trường – viện – doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động thực hành thực tập cho công tác đào tạo và đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp. ĐHQGHN đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) về nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật số và vi sinh nông nghiệp. Trường Đại học Công nghệ và Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus nghiên cứu và phát triển các chủng vi khuẩn có ích cho nông nghiệp và công ty TNHH Yamabunn (Nhật Bản) về nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản và phát triển nhân lực trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp.
Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã tham quan, học tập, trao đổi và hợp tác với một số các đơn vị như trung tâm nấm Văn Giang, Công ty Nấm Long Hải, Hợp tác xã Xuân Trường, hợp tác xã nuôi trồng tôm và ngao Nam Định,…. Bên cạnh đó, Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã thực hiện giới thiệu quảng bá về các công nghệ tại ĐHQGHN tới các đơn vị nông nghiệp (doanh nghiệp, hợp tác xã, bộ nông nghiệp phát triển nông thôn). Đồng thời, khoa đang thực hiện công tác giới thiệu về các khó khăn, thách thức của ngành nông nghiệp với cán bộ và sinh viên của trường Đại học Công nghệ để các cán bộ và sinh viên quan tâm và có thể đề xuất các hướng giải quyết bằng công nghệ.
Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã kết hợp với trường Đại học Công nghệ xây dựng đề án tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2020, khoa Công nghệ Nông nghiệp sẽ tham gia cùng với trường Đại học Công nghệ tổ chức hội nghị quốc tế Nông nghiệp kỹ thuật số trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APFITA 2020 (the Asia-Pacific Federation for Information Technology in Agriculture).
Trong suốt một năm qua được sự quan tâm và ủng hộ tích cực của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Công nghệ, sự hợp tác của các đơn vị thuộc trường Đại học Công nghệ, sự ủng hộ và đồng hành của các đơn vị và cá nhân ngoài ĐHQGHN, Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã nỗ lực hoạt động và từng bước phát triển.
Phía trước khoa Công nghệ Nông nghiệp còn nhiều thách thức và khó khăn cần vượt qua. Nhân dịp Khoa Công nghệ Nông nghiệp tròn một tuổi, xin gửi lời chúc mừng tới Khoa và chúc Khoa sẽ gặp nhiều thuận buồm xuôi gió và vững bước phát triển trong thời gian tiếp theo.
Khoa Công nghệ Nông nghiệp xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo ĐHQGHN, trường ĐHCN, các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, các thầy cô luôn ủng hộ và đồng hành cùng Khoa Công nghệ Nông nghiệp.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập