Ngày 2 tháng 10, Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng CropLife Châu Á và Phòng Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ chính thức khởi động cuộc thi “GEN Z Biotech Challenge 2023”. Đây là cuộc thi sáng tạo nội dung số về đề tài công nghệ sinh học (CNSH) gắn với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững dành các bạn trẻ từ 16 đến 24 tuổi tại Việt Nam.
CNSH được đánh giá là một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của loài người và trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật công nghệ cao được nhiều quốc gia trên thế giới tập trung phát triển trong thế kỷ 21, trong đó có Việt Nam. Các định hướng về việc ứng dụng CNSH trong các ngành kinh tế khác nhau đã được thể hiện rõ trong các chủ trương, chính sách của Chính phủ. Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh CNSH tới năm 2030.
Mặc dù vậy, CNSH không phải là một chủ đề giao tiếp phổ biến và dễ tiếp nhận đối với số đông cộng đồng bởi hàm lượng thông tin khoa học khá phức tạp, những hạn chế về nguồn tài liệu và mức độ truyền thông về vai trò và ứng dụng CNSH trong đời sống thực tiễn không được đẩy mạnh trong thời gian qua. Với mong muốn tăng cường mức độ quan tâm công chúng đối với lĩnh vực quan trọng này, ban tổ chức hy vọng có thể đổi mới phương thức tiếp cận bằng việc kêu gọi sự tham gia, đóng góp ý tưởng của các bạn trẻ “gen Z” – đặc biệt là bạn đam mê khoa học cùng khả năng sáng tạo không giới hạn gửi những video ngắn về “Ứng dụng Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp”. Đề tài khai thác nội dung cũng được giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp bởi đây được xem là ngành có các ứng dụng CNSH phổ biến nhất và cũng là ngành kinh tế mũi nhọn với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội và môi trường của mỗi quốc gia, đặc biệt tại Việt Nam.
Đây sẽ là một sân chơi mới cho các bạn trẻ đam mê khám phá, yêu thích các chủ đề khoa học nông nghiệp chia sẻ góc nhìn, quan điểm cá nhân về chủ đề CNSH cũng như những ứng dụng của công nghệ này trong nông nghiệp hiện đại. Cuộc thi cũng kỳ vọng sẽ gợi mở cách thức truyền thông mới, thu nhận được những góc nhìn mới xung quanh đề tài này. Với việc phát hành trên các nền tảng mạng xã hội và phối hợp với các trường có chuyên ngành về CNSH trong đó các bạn sinh viên đóng vai trò hạt nhân truyền thông, ban tổ chức mong đợi cuộc thi sẽ giúp tăng mức độ quan tâm, tương tác của giới trẻ nói chung đối với những chủ đề khoa học; giúp đổi mới cách nhìn về xu ứng dụng những thành tựu của việc ứng dụng khoa học hiện đại trong phát triển nông nghiệp.
Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ là đơn vị tổ chức chính với sự đồng hành bảo trợ chuyên môn và hợp tác của Hiệp hội CropLife Châu Á và Phòng Nông nghiệp – Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ngoài là một sân chơi khoa học bổ ích, các bạn trẻ đăng ký dự thi sẽ có cơ hội kết nối và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNSH, tham gia những sự kiện trong nước và quốc tế về chủ đề này và nhận những giải thưởng hấp dẫn do CropLife Châu Á tài trợ.
Các bạn học sinh, sinh viên sẽ tranh tài qua 3 vòng thi, lần lượt là: Vòng 1 (Seed – Gieo), Vòng 2 (Grow – Trồng) và Vòng chung kết (Harvest – Thu hoạch). Để tham gia, các bạn sẽ tìm hiểu thông tin, sản xuất video theo chủ đề nêu trên với độ dài mỗi video tối đa 3 phút và gửi về cho Ban tổ chức từ ngày 5/10 đến 15/11/2023. Bài dự thi sẽ được đánh giá bởi hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia hàng đầu về CNSH dựa trên các tiêu chí về nội dung, cách tiếp cận chủ đề và phong cách trình bày. Bên cạnh đó, các video hợp lệ sẽ được phát hành trên các nền tảng mạng xã hội của cuộc thi để đánh giá mức độ tương tác và yêu thích của khán giả trực tuyến.
Ban tổ chức sẽ lựa chọn các video phù hợp tiêu chuẩn về nội dung và kỹ thuật để đăng tải trên kênh Youtube của CropLife Việt Nam. Kết hợp với sự bình chọn từ khán giả, 20 video hay nhất sẽ được chọn để tham dự vòng 2. Thí sinh có video trong top 20 sẽ có cơ hội tham gia khóa tập huấn chuyên sâu dẫn dắt bởi các chuyên gia để hoàn thiện video tham dự vòng chung kết.
- Đăng ký tham dự cuộc thi và gửi video cho Ban tổ chức qua biểu mẫu Google Form TẠI ĐÂY hoặc quét mã QR Code.
- Để biết thêm thông tin về Thể lệ Cuộc thi GEN Z Biotech Challenge 2023, vui lòng truy cập trang:
Thông tin về cuộc thi sẽ được cập nhật thường xuyên trên các trang tin của ban tổ chức – Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia cũng như của CropLife Việt Nam và Đại sứ quán Hoa Kỳ.
- Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN:
https://www.facebook.com/UET.FAT, http://fat.uet.vnu.edu.vn/
- CropLife Việt Nam:
https://www.facebook.com/CropLifeVietnam, https://croplifevietnam.org/
Đơn vị tổ chức
Khoa Công nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Công nghệ Nông nghiệp là đơn vị tổ chức đào tạo đại học và sau đại học nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tham khảo thêm thông tin tại: http://fat.uet.vnu.edu.vn/
Đơn vị tài trợ
CropLife Châu Á
CropLife Asia là một hiệp hội quốc tế, hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận đại diện cho Tổ chức CropLife tại khu vực Châu Á – đại diện cho tiếng nói của ngành khoa học cây trồng. CropLife ủng hộ thúc đẩy nguồn cung lương thực an toàn và bền vững. Tầm nhìn của CropLife hướng tới an ninh lương thực thông qua ứng dụng các giải pháp và công cụ canh tác nông nghiệp tiên tiến. CropLife hỗ trợ các chương trình hoạt động của 15 tổ chức trong khu vực và được dẫn dắt bởi 6 công ty thành viên hoạt động trong mảng nghiên cứu và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học. Tại Việt Nam, CropLife và các công ty thành viên luôn cam kết hỗ trợ và triển khai các chiến lược dài hạn giúp hơn 25 triệu nông dân ứng dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học trong canh tác nông nghiệp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, cải thiện năng suất cây trồng, tạo ra nông sản chất lượng cao trong khi hạn chế tối đa các tác động tiêu cực lên môi trường. Tham khảo thêm thông tin tại www.croplifeasia.org và www.croplifevietnam.org.
Phòng Nông nghiệp – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (FAS Hanoi)
Cơ quan Nông nghiệp Đối ngoại (Foreign Agricultural Service -FAS), trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ kết nối nông nghiệp Hoa Kỳ với toàn cầu nhằm đẩy mạnh các cơ hội xuất khẩu và tăng cường an ninh lương thực thế giới. FAS mở rộng và duy trì việc gia nhập các thị trường nước ngoài cho các sản phẩm nông sản Hoa Kỳ thông qua giải quyết các rào cản thương mại và thúc đẩy vị thế của Hoa Kỳ trong các hiệp định thương mại quốc tế. FAS hiện đang có quan hệ đối tác với hơn 70 tổ chức ngành nghề đại diện cho các ngành hàng về nông nghiệp và thực phẩm khác nhau tại Hoa Kỳ, và quản lý các chương trình xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ phát triển và duy trì thị trường. FAS đồng thời thực thi những nỗ lực của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển cải thiện hệ thống nông nghiệp và xây dựng năng lực thương mại hiệu quả hơn. Thông tin thêm, truy cập: https://www.fas.usda.gov/about-fas.
Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.
Sáng 18/12/2023, tại Hà Nội, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (18/12/2018 -18/12/2023), đánh dấu một bước đi quan trọng của ĐHQGHN khi tham gia phát triển nhân lực lĩnh vực trụ cột của đất nước – lĩnh vực nông nghiệp.
Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập