Cách đọc một bài báo khoa học

Đọc báo là một kĩ năng cần thiết khi làm nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học. Nó giúp chúng ta cập nhật các kiến thức và kĩ thuật mới; rèn luyện tư suy phản biện; từ đó nảy sinh ra các ý tưởng nghiên cứu sáng tạo. Tiếc là kĩ năng này thường không được dạy ở trường, dẫn tới nhiều bạn vẫn còn lúng túng, mất nhiều thì giờ.

22:55 30/01/22 1.178 lượt xem
Mục lục
1. Cấu trúc của một bài báo khoa học
Trước đây khi cần đọc một bài báo, chúng ta thường đọc từ A-Z vì sợ sẽ bỏ lỡ một chi tiết nào đó quan trọng. Phương pháp này chắc chắn sẽ làm chúng ta cảm thấy nản chí với số lượng kiến thức và từ vựng khổng lồ trong một bài báo. Vì vậy, dưới đây là một số cách nhìn nhận mới:
Trước tiên, chúng ta cùng nhau nhìn qua cấu trúc của một bài báo khoa học:
Title (Tiêu đề): chứa những từ khóa (keywords) quan trọng, cô đọng, ấn tượng
- Abstract (Tóm lược): Gói gọn ý tưởng, kết quả và kết luận nổi bật
- Introduction (Giới thiệu): Cung cấp kiến thức nền và thông tin về các nghiên cứu liên quan, dẫn tới câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết/ mục tiêu của bài báo.
- Materials and Methods (Vật liệu và Phương pháp): Chi tiết về phương thức và quy trình triển khai nghiên cứu
- Results (Kết quả): Phân tích, trình bày các kết quả nghiên cứu, mô tả bảng biểu
- Discussioin (Thảo luận): lập luận kết quả, so sánh điểm giống và khác với các nghiên cứu liên quan, thuyết phục người đọc về ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
- References (Tham khảo): Danh sách các bài báo nghiên cứu liên quan
- Appendix - Supplementary material (Phụ lục): Thêm nhiều bảng biểu, số liệu, dữ liệu bổ trợ cho bài báo.
Tuỳ vào mục đích đọc báo hoặc giai đoạn của sự nghiệp, mà từng phần trong một bài báo khoa học có giá trị khác nhau. Ví dụ, các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh Tiến sĩ thường thấy phần IntroductionDiscussion là quan trọng vì chúng cung cấp các kiến thức nền và ý tưởng. Các Trợ lí nghiên cứu hoặc NCS sau Tiến sĩ có thể sẽ quan tâm nhiều hơn tới phần Methods, Results khi họ phải phát triển một phương án triển khai mới. Xác định được điều các bạn muốn có từ bài báo sẽ giúp tiết kiệm được kha khá thời gian khi đọc báo.
2. Phương pháp 3 lần đọc 
Đây là phương pháp dựa trên những chia sẻ của Giáo sư Srinivasan Keshav thuộc Khoa Khoa học máy tính, Đại học Cambridge
Lần thứ nhất - Đọc lướt
Lật nhanh để xem bố cục của bài báo. Đọc tiêu đề, tóm lược, giới thiệu chung, các đề mục và kết luận. Bỏ qua các chi tiết khác. Sau bước này, các bạn cố gắng trả lời các 5-Cs:
- Category: Thể loại của bài báo này là gì? (original research, case study, technical notes, systematic reviews, correspondences…?)
- Context: Ý tưởng/ câu hỏi nghiên cứu của nhóm tác giả xuất phát từ đâu?
- Correctness: Những giả thiết đưa ra có hợp lí không?
- Contributions: Mục đích, giá trị đóng góp chính của bài báo là gì?
- Clarity: Bố cục và văn phong của bài báo có dễ hiểu không?
Từ đó, chúng ta sẽ quyết định xem có nên đọc tiếp bài báo hay không (hoặc có nên in ra hay không cho đỡ tốn giấy he he).
Lần thứ hai - Đọc chi tiết
- Bắt đầu từ các biểu đồ, hình minh hoạ: chúng có được ghi chú cẩn thận không? Các nghiên cứu xác suất thống kê có tin cậy không (p-value, error bars…)? Chúng có gì giống/ khác so với những hình ảnh tương tự trong các bài báo bạn đọc trước đây?
- Nếu có chi tiết nào gây chú ý, bạn có thể xem thêm ở phần Results.
- Ghi chú lại các references bạn quan tâm để đọc thêm về sau
Sau bước này, các bạn sẽ nắm được nội dung của bài báo thông qua các kết quả nổi bật và có thể tóm tắt mục tiêu chính của bài báo với các thông số dữ liệu bổ trợ.
Lần thứ ba - Đọc hiểu
Khi bạn cần biết rõ mọi chi tiết trong bài báo, ví dụ, để triển khai một nghiên cứu tương tự, để hiểu sâu hơn về cách lập luận của tác giả, để tìm ra sự đổi mới trong nghiên cứu. Ở giai đoạn này, các bạn có thể dành thời gian để phân tích kĩ hơn các công thức tính toán, chạy lại các dòng codes hay thực hiện các thí nghiệm được nêu trong bài báo.
Các bạn có thể tìm ra những vấn đề tiềm ẩn với các phương pháp được sử dụng, hay các sai lệch trong phân tích dữ liệu. Hoặc nếu có thắc mắc nào về đề tài nghiên cứu, các bạn có thể gửi email cho nhóm tác giả để làm rõ.
Đây là bước đọc tốn nhiều thời gian nhất, đòi hỏi nhiều ghi nhớ, suy luận để hiểu đầy đủ điểm mạnh điểm yêú của bài báo. Các bạn có thể lặp lại lần đọc 3 này một vài lần nếu cần thiết.
3. Một vài lời khuyên
- Chuẩn bị bút highlight, bút chì/ bút bi nét nhỏ để dễ ghi chú vào bài báo, một quyển sổ.
- Áp dụng phương pháp 3 lần đọc để dừng đọc báo khi đã nắm được thông tin cần thiết
- Viết câu trả lời cho các 5-Cs ra quyển sổ vì đây chính là cái nhìn tổng quan về bài báo. Mình từng chỉ nghĩ câu trả lời qua loa trong đầu, nhưng rồi cũng quên nó rất nhanh.
- Dành một chút thời gian sau khi đọc xong để tóm tắt các ý chính của bài bào theo trí nhớ và ý hiểu của riêng mình, có thể áp dụng workflow, mindmap, bullet points.
- Một bài báo khó hiểu có thể do bạn chưa có đủ kiến thức nền trong lĩnh vực, hoặc bố cục và văn phong của bài báo không mạch lạc (viết báo cũng như viết văn, có người cố nhồi nhét nhiều thuật ngữ, có người dùng cú pháp đơn giản dễ hiểu), hoặc bạn đang bị phân tâm bởi vấn đề gì đó. Vậy nên, các bạn có thể tìm một vài bài báo tương tự khác để đọc thử hoặc dành một khoảng thời gian khác tập trung hơn để đọc lại.
- Kĩ năng đọc báo cũng cần rèn luyện và phát triển qua thời gian, nên chúng ta phải kiên trì một chút đó.
- Nguồn: Scholarship for Vietnamese students 
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI NGHỊ SVNCKH CẤP KHOA NĂM HỌC 2024- 2025

10:21 15/11/24 330 lượt xem
Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và nền nông nghiệp bền vững

Trí tuệ nhân tạo mở ra cơ hội tối ưu hóa ngành nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, một số thách thức phải được giải quyết để bảo đảm rằng tất cả nông dân đều có thể được hưởng lợi từ công nghệ.

08:33 01/08/24 647 lượt xem
Mô hình khởi nghiệp “Sàn thương mại điện tử nông sản FoodMap” của anh Phạm Ngọc Anh Tùng - Huế

Nhà sáng lập FoodMap (FoodMap.Asia) đang đặt từng bước chân vững chắc trên con đường xây dựng nông nghiệp bền vững. Mới đây, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap công bố gọi vốn thành công 2,9 triệu USD vòng pre-series A để mở rộng quy mô hoạt động.

20:32 03/01/22 1.600 lượt xem
Sâm Ngọc Linh: Cây dược liệu quý mang thương hiệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.

14:41 27/12/21 2.785 lượt xem
Tân sinh viên ngành công nghệ nông nghiệp khởi đầu cho hành trình chinh phục tương lai

Ngày 16.10.2020 Khoa Công nghệ nông nghiệp tổ chức buổi giao lưu với các tân sinh viên trên tinh thần đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng và kết nối.

13:35 22/10/20 1.743 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.961 lượt xem
Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, nông nghiệp Việt Nam là ngành có lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng, nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, có nhiều loại nông sản có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, song cách tiếp cận như thế nào ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bài viết phân tích một số thành tựu cũng như những khó khăn trong quá trình ứng dụng sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

09:09 23/02/22 5.152 lượt xem
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ nông nghiệp (trường Đại học Công Nghệ ĐHQGHN)

Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin, công nghệ số, điện tử viễn thông, điều khiển, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản – nhằm phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

16:11 09/07/19 4.015 lượt xem
Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.

09:14 06/01/20 2.961 lượt xem
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram