1. Sứ mạng

- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Quan điểm phát triển

- Công nghệ tiến tiến áp dụng trong nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, gia tăng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, tăng thu nhập cho người dân, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao vị thế nền nông nghiệp nước ta. Vì vậy đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nông nghiệp tiên tiến trên cơ sở áp dụng các thành tựu mới nhất về cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ nano, công nghệ sinh học… phải được xác định là lĩnh vực cần được ưu tiên.
- Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu. Đẩy mạnh nghiên cứu tạo tiền đề về kiến thức, công nghệ và định hướng ứng dụng thực tiễn. Từ đó đào tạo ra thế hệ sinh viên thực tiễn, có thể tiếp cận ngay với thực tế Việt Nam nhằm ứng dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp ở Việt Nam.
- Tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội như cơ khí chính xác, điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ nano và công nghệ sinh học theo định hướng ứng dụng trong nông nghiệp, tạo ra sự liên kết hữu cơ về con người, về công nghệ, có tính bổ sung đối với các hướng nghiên cứu của các Viện/Trường và các Bộ, Ngành có liên quan.
- Khoa Công nghệ Nông nghiệp là cầu nối giữa Đại học Quốc Gia Hà Nội với các Viện/Trường và các Bộ, Ngành trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Sinh viên của Khoa được đào tạo theo nguyên tắc “học bằng làm” sẽ có kỹ năng nghiên cứu, phát triển ứng dụng các công nghệ tiên tiến không chỉ trong nông nghiệp mà trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân có liên quan khác.

3. Chiến lược phát triển

 i)  Giai đoạn I: Phát triển các nghiên cứu ứng dụng để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, khai thác chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch dựa trên các thành tựu và năng lực sẵn có của các khoa thuộc Trường Đại học Công nghệ nói riêng và Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung. Trên cơ sở các nghiên cứu ứng dụng đó, đào tạo các kỹ sư công nghệ theo hướng thực hành ứng dụng các lĩnh vực điện tử viễn thông, kỹ thuật số, cảm biến, cơ khí tự động hóa, công nghệ nano và công nghệ sinh học,… trong sản xuất nông nghiệp.

ii) Giai đoạn II: Cùng với các nhà khoa học của Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khác, nghiên cứu phát triển các công nghệ tiên tiến mới ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ đó, tiến hành đào tạo sinh viên theo nguyên tắc “học bằng làm”.  Bằng cách này sẽ tạo ra thế hệ kỹ sư công nghệ có đầy đủ tri thức về công nghệ và thực tiễn trong nông nghiệp.

4. Bước đi

i) Cùng với các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội sàng lọc các công nghệ sẵn có và tiềm năng để triển khai thực hiện theo 3 mức: a) sẵn sàng ứng dụng các công nghệ sẵn có vào sản xuất nông nghiệp. Khoa Công nghệ Nông nghiệp đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ này vào nông nghiệp. b) hoàn thiện các công nghệ mới, tiềm năng. Khoa sẽ cùng với các nhà khoa học hoàn thiện các công nghệ mới, tiềm năng đưa vào ứng dụng trong nông nghiệp. c) đề xuất nghiên cứu phát triển các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại và tiềm năng ứng dụng cho nông nghiệp trong tương lai.

ii) Xây dựng Trại thực nghiệm công nghệ nông nghiệp tại Hòa Lạc có diện tích 5-10 ha với đầy đủ các hệ thống nhà lưới, nhà kính, nhà màn và hệ thống nuôi trồng địa canh, thuỷ canh, khí canh … để thử nghiệm các công nghệ, vận hành các trang thiết bị mới và đào tạo sinh viên.

iii) Trang bị cho các khoa của Trường Đại học Công nghệ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ trong nông nghiệp để tăng cường tiềm lực của các khoa trong Trường.

iv) Kết hợp chặt chẽ với các Viện/Trường, các Bộ Ngành và các Doanh nghiệp theo nguyên tắc bổ sung lẫn nhau để nghiên cứu phát triển và đưa các công nghệ, kỹ thuật mới vào nông nghiệp và đào tạo sinh viên.  

v) Phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, khai thác tiềm năng trí tuệ, chuyển giao công nghệ và đào tạo.

vi) Phát triển hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp công nghệ cao để khai thác tiềm năng của đất sẵn có tại Hòa Lạc nhằm ứng dụng công nghệ, giảm chi phí vận hành Trại thực nghiệm trong quá trình đào tạo sinh viên và triển khai công nghệ.

TS. Phạm Minh Triển

Phó chủ nhiệm khoa

15:10 21/06/21 2.394 lượt xem
GS.TS Lê Huy Hàm

Chủ nhiệm khoa

14:37 16/06/21 2.507 lượt xem
TS. Lê Thị Hiên

Phó chủ nhiệm khoa

14:55 16/06/21 1.380 lượt xem
I. BAN CHỦ NHIỆM KHOA
1. CHỦ NHIỆM KHOA
GS.TS. LÊ HUY HÀM


Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Đơn vị đào tạo Ngành/chuyên ngành Năm tốt nghiệp
Đại học Trường Đại học tổng hợp  Kishnov, Nước cộng hòa Moldova, LiênXô cũ
Sinh học 1982
Tiến sỹ Trường Đại học tổng hợp  Kishnov, Nước cộng hòa Moldova, LiênXô cũ Công nghệ Sinh học 1986
Thực tập sinh Viện lúa quốc tế IRRI
Viện công nghệ ETH,  Zurich Thụy Sỹ
Viện nghiên cứu rau quả, Quedlinburg, Đức
1993
1996

1997

Quá trình công tác
Thời gian Cơ quan công tác Chức vụ/công việc đảm nhiệm
3/1983 - 9/1989 Viện Khoa học Việt Nam Cán bộ nghiên cứu
1983 - 1986 Đại học tổng hợp  Kishnov, Nước cng hòa Moldova, LiênXô cũ Nghiên cứu sinh
3/1987 - 5/1989 Viện Sinh thái, Viện Khoa học VN Cán bộ nghiên cứu
1989 - nay Viện Di truyền Nông nghiệp
1989 - 1992 Viện Di truyền Nông nghiệp Cán bộ nghiên cứu
1992 - 2001 Viện Di truyền Nông nghiệp Phó trưởng bộ môn Nuôi cấy mô Tế Bào
3/2001 -  9/2006 Viện Di truyền Nông nghiệp Phó Viện trưởng
9/2006 – 9/2017 Viện Di truyền Nông nghiệp Viện trưởng
10/2004 Viện Di truyền Nông nghiệp Phó Giáo sư
11/2015 Viện Di truyền Nông nghiệp Giáo sư
3/2006 - 9/2006 Bộ Nông nghiệp và PTNT Chánh VP CNSH NN
2011 – 2016 Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (KC04-15), Bộ KH&CN Phó Chủ nhiệm Chương trình
2012- nay Hội đồng An toàn Sinh học cấp ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT Phó Chủ tịch Hội đồng
2014- nay Hội đồng An toàn Sinh học Thức ăn chăn nuôi và Thực phẩm cây trồng biến đổi gen, Bộ NN& PTN Chủ tịch Hội đồng
Từ 9/2017 Viện Di truyền Nông nghiệp Chủ tịch hội đồng khoa hoc Viện
2019- nay Khoa Công nghệ Nông nghiệp- ĐH Công nghệ- ĐH Quốc Gia Hà Nội Chủ nhiệm khoa
  • Thầy là một trong những nhà công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam với hàng trăm công trình nghiên cứu nhân giống cây trồng: lúa, chuối, sắn, nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị thực tiễn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. GS.TS Lê Huy Hàm đã cùng các đồng nghiệp công bố 236 bài báo về công nghệ sinh học ở trong và ngoài nước, xuất bản 5 cuốn sách. Đồng thời, thầy cũng đã chủ trì và tham gia 25 đề tài dự án nghiên cứu cấp nhà nước và quốc tế.
  • Trên cương vị chủ nhiệm khoa Công nghệ nông nghiệp, thầy là người đưa ra định hướng đào tạo kỹ sư công nghệ cho ngành nông nghiệp và “học bằng làm” cho sinh viên, với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên đáp ứng với nhu cầu thực tế phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao của đất nước.
2. PHÓ CHỦ NHIỆM KHOA
TS. LÊ THỊ HIÊN


Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Đơn vị đào tạo Ngành/chuyên ngành Năm tốt nghiệp
Cử nhân Trường Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, LB Nga Hoá học 2007
Tiến sỹ Trường Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, LB Nga Hoá sinh hữu cơ 2010

Quá trình công tác
Thời gian Cơ quan công tác Vị trí công tác
2007 – 2010 Chemistry Department and A.N. Belozersky Institute of Physico-Chemical Biology, M.V Lomonosov Moscow State University, Liên Bang Nga Nghiên cứu sinh
2008, 2009 Viện Hóa sinh, Trường Đại học Justus-Liebig, Đức (Institute of Biochemistry, Justus-Liebig University) Cộng tác viên
2010 – 2005 Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội Giảng viên
2010 – 2005 Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ nano sinh học
2020 – nay Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ nông nghiệp

Hướng nghiên cứu chính
  • Ứng dụng công nghệ nano sinh học trong nông nghiệp,Tách chiết và đóng gói nano các hợp chất có hoạt tính sinh học và giá trị thực tế từ  thực vật.
  • Tối ưu dinh dưỡng cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
  • Quản lý dịch hại tổng hợp sử dụng các phương pháp giám sát kỹ thuật số kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

II. CÁC CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRONG KHOA
1. TS. HÀ THỊ QUYẾN

Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Đơn vị đào tạo Ngành/chuyên ngành Năm tốt nghiệp
Đại học Trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội Sinh học 1996
Thạc sĩ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khoa học Sinh học 2000
Tiến sĩ Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sinh học/Vi sinh vật 2006

Hướng nghiên cứu  chính:
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh trong sản xuất các chế phẩm có hoạt tính sinh học, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp; trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch và trong y dược.
  • Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp (chế phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lý môi trường nông nghiệp; chế phẩm tạo phân bón hữu cơ/phân bón vi sinh ứng dụng trong trồng trọt; chế phẩm vi sinh/chế phẩm chứa các chất có hoạt tính sinh học ứng dụng trong bảo vệ thực vật).
  • Nghiên cứu tạo bộ sưu tập chủng giống vi sinh vật ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch và trong y dược.

2. TS NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Đơn vị đào tạo Ngành/chuyên ngành Năm tốt nghiệp
Đại học Đại học Bách Khoa Hà Nội Kỹ thuật môi trường 2011
Thạc sĩ Đại học Teknologi Bandung, Indonesia Công nghệ và quản lý môi trường 2015
Tiến sĩ Đại học Teknologi Bandung, Indonesia Mô hình, mô phỏng và dự đoán ô nhiễm 2019

Định hướng nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực Nông nghiệp kĩ thuật số
  • Xây dựng mô hình tính toán để dự đoán chất lượng nước, đất, ô nhiễm không khí, lũ lụt
  • Kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp
  • Công nghệ xử lý môi trường nước, không khí, chất thải rắn trong nông nghiệp
  • Công nghệ dự báo lũ lụt giảm nhẹ thiên tai

3. TS NGUYỄN LÊ KHANH


Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Đơn vị đào tạo Ngành/chuyên ngành Năm tốt nghiệp
Đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Công nghệ sinh học 2011
Thạc sĩ Năm 1: Trường Đại học Catholique de Louvain, Vương quốc Bỉ
Năm 2: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)
Công nghệ sinh học thực vật 2013
Tiến sĩ Trường Đại học Montpellier, Pháp Sinh học nông nghiệp 2018

Hướng nghiên cứu chính:
  • Nghiên cứu về giống và các điều kiện môi trường, dinh dưỡng nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng trong mô hình sản xuất sinh khối thực vật sử dụng ánh sáng nhân tạo (Plant factory)
  • Nghiên cứu các công nghệ tích hợp ứng dụng cho mô hình Plant factory.

4. TS VŨ THỊ HUYỀN

Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Đơn vị đào tạo Ngành/chuyên ngành Năm tốt nghiệp
Đại học Trường Đại học Công nghệ- Đại học  Quốc Gia Hà Nội Vật lý kĩ thuật 2010
Thạc sĩ Trường Đại học Công nghệ- Đại học Quốc Gia Hà Nội Công nghệ Nano Sinh học 2012
Tiến sĩ Trường Đại học Paris 7, Pháp Chemistry Energy NanoSciences Surface 2020

Hướng nghiên cứu chính: 
  • Tổng hợp và ứng dụng các vật liệu nano trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

III. CÁN BỘ KIÊM NHIỆM (THAM GIA GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP)
  • GS.TS Nguyễn Xuân Trạch – nguyên chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – nguyên phó chủ nhiệm khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • PGS.TS Kim Văn Vạn – chủ nhiệm khoa Thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • PGS TS Dương văn Khảm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
  • PGS.TS Phạm Mạnh Thắng – chủ nhiệm khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa – Trường Đại học Công nghệ
  • PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn – chủ nhiệm bộ môn mạng và truyền thông máy tính – Trường Đại học Công nghệ
  • PGS.TS Bùi Thanh Tùng – quyền giám độc trung tâm Điện tử viễ thông – Trường Đại học Công nghệ
  • TS Nguyễn Thị Thanh Vân – phó chủ nhiệm khoa Điện tử viễn thông – Trường Đại học Công nghệ
  • TS. Bùi Đình Tú – chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật năng lượng
  • TS. Bùi Quang Hưng – Giám đốc trung tâm công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường FIMO

IV. CÁN BỘ VĂN PHÒNG KHOA

Chuyên viên văn phòng Khoa: NGUYỄN THỊ THANH HÀ
 
TS. Trần Đăng Khoa

09:28 25/09/23 394 lượt xem
TS. Phạm Châu Thùy

12:09 22/12/21 1.134 lượt xem
TS. Chu Đức Hà

16:04 21/06/21 3.510 lượt xem
TS. Hà Thị Quyến

15:24 16/06/21 1.590 lượt xem
TS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh

15:24 16/06/21 1.404 lượt xem
TS. Nguyễn Lê Khanh

15:25 16/06/21 1.302 lượt xem
TS. Vũ Thị Huyền

15:26 16/06/21 1.455 lượt xem
Nhà lưới Công nghệ Nông nghiệp

Hướng dẫn sử dụng nhà lưới Công nghệ Nông nghiệp tại Hòa Lạc

23:23 22/01/22 1.794 lượt xem
III. CÁN BỘ KIÊM NHIỆM (THAM GIA GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP)
  • GS.TS Nguyễn Xuân Trạch – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi , Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – Nguyên phó Chủ nhiệm Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • PGS.TS Kim Văn Vạn – Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • PGS TS Dương văn Khảm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
  • PGS.TS Phạm Mạnh Thắng – Chủ nhiệm khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa, Trường Đại học Công nghệ
  • PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Phát triển ,Trường Đại học Công nghệ
  • PGS.TS Bùi Thanh Tùng – Quyền giám độc trung tâm Điện tử viễn thông; Phó Chủ nhiệm Khoa Điện tử viễn thông, Trường Đại học Công nghệ
  • TS Nguyễn Thị Thanh Vân – Phó Chủ nhiệm khoa Điện tử viễn thông – Trường Đại học Công nghệ
  • TS. Bùi Đình Tú – Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật năng lượng; Phụ trách Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano, Trường Đại học Công nghệ
  • TS. Bùi Quang Hưng – Giám đốc trung tâm công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường FIMO
  • PGS. TS. Lê Tuấn Anh - Phó trưởng ban Ban Quan hệ Quốc tế; Phó trưởng ban Hợp tác & Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • TS. Nguyễn Đức Tùng - Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp kỹ thuật số Việt Nam
  • ThS. Đỗ Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Hoa Á Châu
  • ThS. Nguyễn Thị Hồng Việt - Viện Phó, Viện Quản trị Logistics Toàn Cầu
  • TS. Lê Văn Hùng - Giảng viên, Viện chăn nuôi
  • TS. Nguyễn Văn Liêm - Viện trưởng, Viện Bảo vệ Thực vật
  • TS. Trịnh Xuân Hoạt - Phó Viện trưởng, Viện bảo vệ Thực vật
  • PGS. TS. Phạm Anh Tuấn - Viện Cơ điện Nông nghiệp
  • PGS. TS. Lê Thị Hồng Hảo - Viện trưởng, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
IV. CÁN BỘ VĂN PHÒNG KHOA
Chuyên viên văn phòng Khoa: Nguyên Thị Thanh Hà
Hotline
024.3212.3709
Zalo
024.3212.3709
Viber
024.3212.3709
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram